Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

16/2/13

Kỹ Năng Lắng Nghe - Viên Kim Cương Giao Tiếp

[Tư vấn Marketing - Kỹ Năng] Không phải ngẫu nhiên mà câu thành ngữ "Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cường" được mọi người công nhận là đúng. Biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình. 

Qua bài viết này chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn khác về việc 'nghe” và “hiểu”.

Vì sao phải học cách lắng nghe? 

Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ vì truyền thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết lắng nghe và không hiểu được nhu cầu của khách hàng. Sinh viên không hiểu bài hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng; nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan; cấp quản trị lãnh đạo cơ quan không thành công... phần lớn chỉ vì không biết lắng nghe. 

Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe. Chúng ta chưa học được cách lắng nghe có hiệu quả vì thế khi một ai đó hỏi chúng ta về những điều vừa nghe thì họ sẽ nhận được những câu trả lời lộn xộn, không đúng với nội dung câu hỏi. Hoặc trong khi giao tiếp, nếu chúng ta cứ “thao thao bất tuyệt” sẽ gây sự nhàm chám với người đối diện. Lắng nghe một cách hiệu quả là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình và thăng tiến 

Mục đích của việc lắng nghenắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt. Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người vời người đó là liên kết về xúc cảm. 

Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen. Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề. 

Những nguyên nhân khiến chúng ta sao nhãng việc lắng nghe 

Sau đây là những lí do khiến 75% chúng ta lắng nghe kém hiệu quả: 

- Lười lắng nghe: Như đã nói ở phần trên, phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra)... Chính những phản xạ có điều kiện này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn. 

- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái tôi của bạn quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại. Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu quả từ thái độ này: bạn sẽ chẳng có thêm chút kiến thức nào cả nếu có chỉ là sự hài lòng một cách ngộ nhận về kiến thức của bản thân; bạn sẽ làm mếch lòng rất nhiều người nếu thái độ này tiếp diễn ngày càng nhiều và điều này sẽ tệ hơn khi bạn gặp một người nói có bản lĩnh cũng phản bác lại ý kiến mà bạn đã chống đối họ một cách xác đáng, lúc này bạn sẽ vô cùng ê chề giống như chúa sơn lâm bị một con kiến quật ngã. 

- Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi họp và để cho tư tưởng của bạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì người khác nói mà là những gì bạn nghĩ rằng người ta lẽ ra phải nói. 

Những phương pháp lắng nghe hiệu quả 

Khi muốn thay đổi một điều gì đó thì cần phải có thời gian, ở đây cũng vậy, bạn không cần phải trở thành người biết lắng nghe ngay tức thì, kiên nhẫn là đức tính cần được phát huy tối đa ngay lúc này. Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì kết quả bạn đạt được sẽ là những "trái ngọt" xứng đáng. Sau đây là những chiến lược để bạn rèn luyện: 
  • Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không, hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là hãy cố gắng để đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau. 
  • Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết. 
  • Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin. 
  • Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến gần tới người nói chuyện hơn. 
  • Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc,
Ý kiến và ví dụ, bằng chứng và lập luận. 
  • Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ nói và suy nghĩ về những gì họ đã nói. 
  • Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói hoặc cách diễn tả của diễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là bằng lời. 
  • Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện không? 
  • Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày. 
  • Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lo ra trong khi bạn đang nỗ lực đạt tới trọng điểm của vấn đề. 
  • Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người nói. 
  • Hãy đưa ra ý kiến phản hồi. Hãy để họ biết bạn đang theo dõi cuộc nói chuyện với họ. Hãy nhìn thẳng vào họ. Hãy lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói xong. 
  • Hãy ghi nội dung một cách ngắn gọn. 
  • ... Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc. 
Theo Như Tâm - Hieuhoc

*********

KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC


Để nâng cao chất lượng mối quan hệ

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những mối quan hệ với người khác.
  • Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.
  • Chúng ta lắng nghe để hiểu.
  • Chúng ta lắng nghe để cảm nhận.
  • Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn.
Trong thực tế , hầu như chúng ta không lắng nghe như vậy. Phụ thuộc vào việc chúng ta sàng lọc thông tin, chúng ta nhớ được trong khoảng từ 25% đến 50% từ những gì chúng ta nghe được. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp của bạn, đồng nghiệp, khách hàng trong 10 phút, họ chú ý ít hơn 1 nửa của cuộc đàm thoại. Đó là cuộc nói chuyện ảm đạm.

Điều đó cho thấy rằng khi bạn nhận được những hướng dẫn trực tiếp hoặc được trình bày với các thông tin, bạn không nghe được toàn bộ thông điệp. Hy vọng bạn ghi nhớ từ 25 – 50% những phần quan trọng của cuộc trò chuyện, nhưng nếu hiệu quả không như vậy thì thế nào nhỉ? Rõ ràng, kỹ năng lắng nghe đó là một kỹ năng mà chúng ta có thể có lợi từ việc cải tiến chúng. Bằng cách trở thành một người lắng nghehơn , bạn sẽ cải thiện được hiệu quả, cũng như khả năng gây ảnh hưởng – thuyết phục – đàm phán, hơn nữa bạn sẽ tránh được xung đột – hiểu lầm. Tất cả những điều này là cần thiết cho việc thành công của bạn trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi một mức độ cao của việc nhận thức bản thân. Bằng sự hiểu biết phong cách cá nhân của bạn trong giao tiếp, bạn sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc tạo ấn tượng tốt đẹp và lâu dài với những người khác.

Cách để trở thành một người có kỹ năng lắng nghe tốt hơn là thực hành “lắng nghe tích cực”. Đây là cách bạn thực hiện một nỗ lực có ý thức để nghe không chỉ những từ mà người khác nói, nhưng quan trọng hơn, cố gắng để hiểu được thông điệp đầy đủ được gửi đi.

Để làm điều này bạn phải chú ý đến người khác rất cẩn thận.

Bạn không thể cho phép mình bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác có thể xảy ra xung quanh bạn, hoặc bằng cách nhảy vào miệng người khác để tranh luận ngay khi họ ngưng câu chuyện. Cũng không phải là bạn có thể cho phép bản thân cảm thấy buồn chán, và mất tập trung vào những gì người khác nói.

MẸO
Nếu bạn đang khó khăn trong việc tập trung vào những gì người khác nói, hãy cố gắng lặp đi lặp lại ý họ muốn đề cập theo ngôn ngữ của bạn – điều nàysẽ củng cố thông điệp của họ và giúp bạn tập trung.

Để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn, bạn cần phải để cho người khác biết rằng bạn đang lắng nghe những gì người đó nói. Để hiểu được tầm quan trọng của điều này, hãy tự hỏi bản thân sẽ cảm giác thích thú ra sao khi người khác chăm chú lắng nghe những gì bạn đang nói.

Lời cảm ơn có thể là một cái gì đó đơn giản như một cái gật đầu hoặc đơn giản “à”, “thế à”, “thật vậy ư!”…. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với người đó, bạn chỉ đơn giản là chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác để xác nhận bạn đang lắng nghe cũng nhắc nhở bạn phải chú ý và không để cho tâm trí của bạn đi lang thang.

Bạn cũng nên cố gắng để phản ứng với người nói theo một cách mà cả hai sẽ khuyến khích anh ta hoặc cô ấy tiếp tục nói,để bạn có thể nhận được thông tin nếu bạn cần. Trong khi gật đầu và “thế à” nói rằng bạn đang quan tâm đến, một câu hỏi không thường xuyên hoặc bình luận để tóm lại những gì đã được nói cho biết rằng bạn cũng hiểu được thông điệp.

Bắt đầu trở thành 1 người lắng nghe tích cực

Có năm yếu tố quan trọng của lắng nghe tích cực. Tất cả đều giúp bạn đảm bảo rằng bạn nghe người khác, và rằng người khác biết bạn đang nghe những gì họ nói.

1. Hãy chú ý. Hãy để cho người nói cảm thấy được chú ý và đón nhận thông điệp một cách trọn vẹn. Nhận ra rằng giao tiếp không lời cũng “quan trọng không kém” đấy
  • Nhìn thẳng vào người nói
  • Tránh bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường
  • “Lắng nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói
2. Cho thấy rằng bạn đang lắng nghe.Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của bạn để chuyển tải sự chú ý của bạn
  • Hãy mỉm cười và sử dụng các sắc thái khác trên khuôn mặt
  • Lưu ý tư thế của bạn và chắc chắn rằng nó thể hiện sự cởi mở và khuyến khích người khác nói
  • Khuyến khích người nói tiếp tục với ý kiến, lời nói như “à”, “thế à”, “thật vậy ư!” …
3. Cung cấp thông tin phản hồi. Bộ lọc cá nhân, những giả định, đánh giá và niềm tin của chúng ta có thể bóp méo những gì chúng ta nghe. Là một người nghe, vai trò của bạn là để hiểu những gì đang được nói. Điều này có thể yêu cầu bạn phản ánh những gì đang được nói và đặt câu hỏi.
  • Phản ánh những gì đã được nói bằng cách diễn giải. “Những gì tôi đang nghe là …” và “Có phải bạn đang nói …” là cách tuyệt vời để phản ánh lại
  • Đặt câu hỏi để làm rõ một số điểm nhất định. “Bạn nói … như vậy nghĩa là gì” “Có phải ý bạn nói là …?”
  • Tóm tắt các ý kiến của người nói thường xuyên
Mẹo:
Hãy đặt những câu hỏi thêm thông tin như: “Có thể tôi không hiểu ý bạn một cách chính xác, và từ những gì bạn nói, tôi hiểu là…, Điều đó có đúng ý bạn không?”

4. Trì hoãn đánh giá.Cắt ngang là một sự lãng phí thời gian trong lắng nghe. Nó gây thất vọng cho người nói và giới hạn sự hiểu biết đầy đủ của thông điệp.
  • Để người nói nói xong câu chuyện của họ
  • Không ngắt lời và đưa ra ý kiến tranh luận

5. Phản ứng một cách thích hợp. Lắng nghe tích cực là một mô hình vì sự tôn trọng và thông hiểu. Bạn đang thu thập thông tin và quan điểm. Bạn đừng nên phản ứng bằng cách tấn công của người nói hay làm họ xuống tinh thần.
  • Hãy thẳng thắn, cởi mở và trung thực trong phản ứng của bạn
  • Khẳng định ý kiến của bạn thể hiện sự tôn trọng
  • Hãy đối xử với người khác như cách họ muốn
Những điểm chính:

Để trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe chủ động, bạn cần đặt sự tập trung và quyết tâm. Thói quen cũ rất khó để phá vỡ, và nếu thói quen tổn hại đến nhiều mối quan hệ, thì bạn nên từ bỏ chúng và tạo nên một thói quen mới đột phá hơn!

Luôn nhắc nhở mình để thực sự nghe những gì người khác nói. Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ khác và tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, phản ánh, và diễn giải để đảm bảo bạn hiểu được thông điệp.

Hãy bắt đầu luyện tập kỹ năng lắng nghe chủ động ngay từ hôm nay để trở thành một người giao tiếp tốt hơn, cải thiện năng suất làm việc của bạn, và phát triển mối quan hệ tốt hơn.

Theo IMA.EDU

Thương Hiệu Dẫn Đầu = Doanh Nghiệp Dẫn Đầu

[Tư vấn Marketing] Theo phân tích của Millward Brown Optimor, năm 1980 gần như toàn bộ giá trị của một công ty trung bình trong bảng xếp hạng S&P 500 bao gồm tài sản hữu hình (bàn ghế, nhà xưởng, hàng hoá…). Năm 2010, tài sản hữu hình chỉ chiếm 30-40% giá trị doanh nghiệp.

Phần còn lại là tài sản vô hình và khoảng một nửa tài sản vô hình đó (chừng 30%) thuộc về thương hiệu. Vì thế, chúng ta không hề phóng đại khi nói rằng với nhiều doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản lớn nhất của họ. Điều gì đã dẫn đến thay đổi này và nó có ảnh hưởng gì đến thành công doanh nghiệp?

Thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến vị thế doanh nghiệp – Sự lên ngôi của mục tiêu thương hiệu

Theo báo cáo Top 100 thương hiệu mạnh của BrandZ được công bố thường niên trên Tạp chí Financial Times, ba thương hiệu lớn nhất hiện nay là Google, IBM và Apple. Họ có chung điểm gì? Mặc dù cả ba thương hiệu đều có thể được mô tả chung là công ty về “công nghệ”, nhưng mô hình kinh doanh, sản phẩm và khách hàng của họ lại khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, cả ba thương hiệu này đều đứng đầu bảng xếp hạng. Tôi cho rằng điểm khiến các thương hiệu này trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh là định hướng ý tưởng thương hiệu hay mục tiêu thương hiệu. Kể từ khi thành lập, Google chỉ tập trung vào ý tưởng giải phóng con người bằng thông tin. IBM nỗ lực xây dựng một “hành tinh thông minh hơn” còn Apple kêu gọi mọi người hãy “nghĩ khác” và sáng tạo thế giới theo cách riêng của họ.

Do đó, thương hiệu nào tạo dựng được mối liên kết lớn nhất với khách hàng (và giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp) sẽ là những thương hiệu đại diện cho ý tưởng thật sự bởi vì ý tưởng thực sự sẽ khiến mọi người tìm kiếm ý nghĩa của nó.

Jim Stengel, cựu chuyên viên marketing toàn cầu của Procter & Gamble và có thể coi là một trong những chuyên viên có ảnh hưởng nhất hiện nay, đang tuyên truyền cho phong trào Ý tưởng Thương hiệu như một cách giải thích vai trò của thương hiệu đối với vị thế doanh nghiệp. “Ý tưởng là lợi ích cao hơn mà một thương hiệu mang đến cho thế giới… Ý tưởng chủ động cải thiện chất lượng cuộc sống con người.”

Để tạo dựng ý tưởng thương hiệu, một doanh nghiệp phải nhận biết được nhu cầu sâu sa thay vì chỉ bán sản phẩm. Ý tưởng này chi phối cải tiến và cảm hứng, nâng cao nhận biết và thống nhất tổ chức. Nó không chỉ hình thành nên chiến lược kinh doanh mà về cơ bản nó chính là chiến lược kinh doanh.

Ý tưởng thương hiệu thực sự chi phối thành công doanh nghiệp. Đến 87% người tiêu dùng nói rằng họ sẵn sàng chuyển sang một thương hiệu khác có mục tiêu tốt hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp tập trung vào Marketing vì mục đích xã hội hoặc Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp, thì mục tiêu nhân văn không phải là điều kiện tiên quyết hay điều kiện đủ để một thương hiệu có ý tưởng. Ý tưởng cần phải phục vụ cho một sự thật nào đó của nhân loại nhưng sự thật không phải lúc nào cũng kết nối với giá trị xã hội.

Chẳng hạn, Red Bull đã tạo dựng được một doanh nghiệp trị giá 4.4 tỷ đôla dựa trên ý tưởng thương hiệu độc đáo. Red Bull tạo ra một phân nhóm bằng cách phục vụ ý tưởng cá nhân về năng lực và sự tự do cũng như bằng cách cho phép con người nâng cao thể chất và tinh thần.

Ví dụ của Red Bull cũng minh hoạ làm thế nào mà ý tưởng thương hiệu khác biệt so với Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp và Marketing vì mục đích xã hội. Năng lực và sự tự do không phải là một “dự án” của thương hiệu. Nó không phải là sáng kiến marketing để thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Ý tưởng thương hiệu Red Bull chính là điều mà công ty thực hiện. Từ cách thức thiết kế công ty – với những đường dốc thoải để mọi người có thể trượt ván trên đó – tới kiểu mẫu nhân viên mà họ tuyển dụng cho các sự kiện do công ty tổ chức – như Red Bull Air Race World Championship và Red Bull Storm Chase – cho tới từng phương tiện truyền thông mà họ sử dụng, thương hiệu “mang đến đôi cánh cho bạn”.

Theo BrandDance

Những thuật ngữ về Digital Marketing mà bạn cần biết

[Tư vấn Marketing] Việc đọc và hiểu các bảng báo cáo số liệu của một chiến dịch Marketing online đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho các bước tiếp theo của chiến dịch marketing tổng thể. Trong đó có một số các thuật ngữ đòi hỏi các chuyên viên Marketer hoặc Media Buyer không thể không biết.

A
Affiliate Marketing là gì: Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng.

Hiện tại ở VN chưa có doanh nghiệp nào áp dụng triệt để hình thức này, mới chỉ có Hotdeal.vn và Gymglish.vn ứng dụng ở mức thử nghiệm và chưa mang lại hiệu quả.
Nếu bạn là chủ sở hữu của một website, bạn có thể tham gia vào Chương trình Affiliate (Affiliate Program) để tăng thêm thu nhập thông qua việc giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp cung cấp Affiliate.

Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…

Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó. Thankiu sẽ có một bài viết chi tiết về các Thuật ngữ của Google Analytics

Từ điển thuật ngữ Online Marketing - Online Marketing Terms

B

Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

C

CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Content Networks là gì: Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

D
Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

G
Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

F
Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

H
Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

I
Impression là gì: Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

K
Keyword: Từ khoá
Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

KPI - Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Thankiu sẽ có một bài viết chi tiết về các KPI sử dụng trong online marketing.

L
Landing Page là gì: Landing Page là một trang web (khác với 1 website) được tao ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

M
Meta “Description” Tag: Thẻ Meta “Description”
Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
Meta “keywords” Tag: Thẻ Meta “từ khoá”

Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

Meta Tag: Thẻ Meta

Meta Tag cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

N
Newbie là gì: Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới - Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

O
Online Marketing là gì? (Marketing Online là gì): Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing… Tìm hiểu thêm về xây dựng chiến lược online marketing >>

Organic Search Result là gì: Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

P
Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

PPC – Pay Per Click: Tham khảo CPC

PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tham khảo CPA

Payment Threshold là gì: Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Thankiu.com cũng là 1 publisher, tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

R
ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

S
Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

SEO: Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

SERP là gì?: Search Engine Result Page: SERP là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

Sitemap: Bản đồ/sơ đồ website – Có hai loại Sitemap: 
  1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website;
  2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.
Social Media / Social Marketing là gì: Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
  1. Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
  2. Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
  3. Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
  4. Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
  5. Mạng cập nhật tin tức: Twitter
  6. Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
  7. Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
  8. Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
  9. Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks
SSL – Secure Socket Layer: Lớp bảo mật SSL
Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px

U
Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

V
Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Theo Marketing Việt Nam

2013 - Năm của tiếp thị bằng kỹ thuật số

[Tư vấn Marketing] Chris Horton – một nhà sáng tạo nội dung của Công ty SyneCore Technologies (chuyên về tư vấn chiến lược tiếp thị, có trụ sở ở Minneapolis, Hoa Kỳ) đã nêu ra các xu hướng mới trong tiếp thị bằng kỹ thuật số sẽ phát triển mạnh từ năm 2013.

1. Sự phát triển mạnh của tiếp thị di động. Trong năm 2012, hơn 800 triệu chiếc điện thoại di động và máy tính bảng đã được bán ra. Do ngày càng có nhiều người tiêu dùng lướt web qua các thiết bị di động, các “tài sản trực tuyến” của doanh nghiệp (bao gồm trang web, các kết nối qua các mạng truyền thông xã hội và các nội dung trực tuyến) cần có khả năng chạy một cách dễ dàng và thân thiện với người sử dụng trên nhiều loại thiết bị di động với đủ kiểu cách, hình dáng và kích cỡ khác nhau. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên thực hiện các chiến dịch tiếp thị đối với các thiết bị di động trước, sau đó mới sử dụng các kênh tiếp thị khác.

2. Các doanh nghiệp tăng cường khai thác các kênh truyền thông xã hội. Trong năm 2013, ngay cả các doanh nghiệp lớn có mặt trong danh sách Fortune 500 cũng sẽ ứng dụng kênh truyền thông này cho mục đích tiếp thị. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm thông tin trên các trang web xã hội để giải quyết các vấn đề cá nhân và ra quyết định mua sắm. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng kênh truyền thông này để tương tác tức thời với mọi khách hàng.

Dù lớn hay nhỏ, hầu như công ty nào cũng đều sẽ phải tích hợp các kết nối đến các mạng xã hội vào trang web, thư điện tử và các chương trình tiếp thị qua thiết bị di động của mình. Các mạng xã hội có đặc thù riêng như Google+ (dành cho tìm kiếm thông tin), YouTube (dùng để chia video), Pinterest (chuyên về mua sắm) và LinkedIn (giúp các cá nhân và tổ chức xây dựng nhãn hiệu) sẽ tiếp tục phát huy được thế mạnh và được các doanh nghiệp khai thác nhiều hơn.

3. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục làm chủ các kênh truyền thông xã hội, thế giới di động và những ứng dụng mang tính địa phương. Các loại điện thoại di động và máy tính bảng giúp họ làm tốt điều đó. Những ứng dụng mang tính địa phương, các bài viết nhận xét về hàng hóa và thị trường của người tiêu dùng cũng sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh cho chính họ. Khi nghĩ đến trải nghiệm của người tiêu dùng, các công ty cần phải xem xét các yếu tố như tính liên quan, sự tiện lợi, đơn giản và tính thời sự.

4. Tiếp thị bằng nội dung mang tính cá nhân cao hơn. Với sự hỗ trợ của các thiết bị di động, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi nhiều thông tin mang tính cá nhân và gần gũi với họ hơn. Vì vậy, các nhãn hiệu buộc phải cố gắng tạo ra những nội dung phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng mục tiêu, thỏa mãn được các nhu cầu, mong muốn của họ.

5. Thay đổi trong cơ chế truy xuất thông tin tối ưu của các trang tìm kiếm. Các trang web tìm kiếm thông tin như Google sẽ chuyển sang các thuật toán dựa trên bối cảnh và nội dung để truy xuất các kết quả tìm kiếm, chứ không dựa trên quy trình như trước.

6. Các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận các nguồn dữ liệu lớn. Thông qua các kênh tiếp thị di động và các trang web xã hội được địa phương hóa, các doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều cơ hội khai thác các thông tin thu thập được để vận dụng vào các chiến lược tiếp thị mà không tốn nhiều chi phí.

7. Truyền thông nghe và nhìn sẽ được sử dụng để gắn kết khách hàng. Hình thức chia sẻ các đoạn phim video trên mạng (viral video) hoặc hội thảo trực tuyến (webinar) đã được các doanh nghiệp sử dụng từ lâu. Trong năm 2013, họ sẽ tiếp tục khai thác các công cụ nghe, nhìn để thực hiện các chiến lược tiếp thị bằng nội dung và tạo được sự gắn kết chặt chẽ hơn với khách hàng.

Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả tiếp cận với người tiêu dùng bằng cách tạo ra một khối lượng lớn các nội dung đặc sắc, gần gũi với những gì mà người tiêu dùng quan tâm và chuyển tải đến họ qua nhiều kênh thông tin, sao cho việc tìm kiếm, sử dụng và chia sẻ thông tin với mọi người thật thuận tiện.

Kế đến, doanh nghiệp cần phải quan tâm khai thác các phản hồi của khách hàng và sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để điều chỉnh kịp thời các thông điệp tiếp thị sao cho phù hợp với nhu cầu vốn dĩ thường xuyên thay đổi của từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Theo Horton, một khi làm tốt những điều nói trên thì doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược tiếp thị tổng hợp bằng kỹ thuật số một cách hiệu quả.

Nguồn: DNSGCT