Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

4/6/13

Họ Nguyễn làm chủ doanh nghiệp nhiều nhất

Thương HiệuTheo thống kê của VnExpress.net và số liệu của Công ty Chứng khoán VnDriect, hiện trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và TP HCM (HOSE) có khoảng 700 doanh nhân giữ chức danh Chủ tịch HĐQT của các công ty niêm yết, và mang gần 60 họ khác nhau. Trong đó, những người mang họ Nguyễn, Trần, Lê, Phạm chiếm hơn một nửa tổng số lãnh đạo cao nhất.

Gần 200 doanh nhân họ Nguyễn làm chủ tịch HĐQT các công ty niêm yết. Trong khi đó đại diện các họ Trần, Lê, Phạm, Đỗ, Vũ, Bùi thay nhau đứng đầu 260 doanh nghiệp khác.

Để thương hiệu Việt thành công tại thị trường Mỹ?

Học Marketing - Gặp người Việt Nam sang du lịch ở Mỹ, bà con Việt kiều hay rủ đi mua sắm ở Walmart. Theo người tiêu dùng ở Mỹ, Walmart là hệ thống siêu thị “luôn có giá rẻ”, dễ mua nên luôn có đông người mua sắm nhất. Song, dạo quanh Walmart ở nhiều bang tại Mỹ, thấy hàng Việt Nam hiếm quá. Khi chúng tôi thông tin Walmart đang xúc tiến tìm nguồn hàng ở Việt Nam, nhiều người tiêu dùng ở Mỹ chia sẻ khả năng thâm nhập của hàng Việt Nam.

Anh Brian Monila, một kỹ sư phần mềm ở McKenny (Texas) rất mừng khi tôi tặng hộp càphê Legendee của Trung Nguyên. Anh nói anh ghiền càphê Trung Nguyên đã 5 – 6 năm, hay uống loại “số 5” ở các chợ Việt Nam. Cách nay sáu tháng, vợ anh từ Việt Nam về có mua tặng anh hộp càphê Legendee mà chị được giới thiệu là “dành cho người sành uống càphê”. Anh dùng thử, thấy ngon thật và mỗi lần pha, anh không dám cho nhiều càphê vì sợ hết.

31/5/13

Toàn cầu: Xu hướng tiêu dùng như thế nào?

Đồ thị xu hướngHọc marketing - Theo đánh giá này, chi tiêu cho các đồ chơi công nghệ đã "cất cánh" trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Cụ thể, chi phí cho điện thoại tăng 17% mỗi năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2011.

Hãng tin Bloomberg công bố danh sách những xu hướng tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến hoặc đang biến mất dần...

Ở chiều ngược lại, xăng, dầu đang bị cắt giảm chi tiêu mạnh nhất. Sau đây là 10 xu hướng tiêu dùng đang ngày càng trở nên phổ biến:

30/5/13

Việt Nam: Xu hướng tiêu dùng chủ đạo năm 2013

Người tiêu dùng Việt NamThương Hiệu - Thực phẩm và nước giải khát có khả năng vẫn là hai ngành tăng trưởng cao nhất trong năm 2013. Đây là nhận định của bà Mai Thị Tuyết Hoa, Giám đốc Nghiên cứu người tiêu dùng (NTD) thuộc Công ty Nielsen chuyên nghiên cứu thị trường.

Giảm mua sắm, tiết kiệm tiền thừa

- Có dấu hiệu nào cho thấy sự lạc quan của NTD trong chi tiêu năm 2013 không, thưa bà?

Lúc này chưa thể trả lời được, phải chờ kết quả khảo sát về niềm tin của NTD vào quý I-2013. Tuy nhiên, kết quả từ quý IV-2012 đã cho thấy mức độ tự tin của NTD không khác mấy so với hồi quý III.

29/5/13

Kỹ năng viết báo cáo: Phương pháp viết hiệu quả

[Thương Hiệu] Bạn có thể làm mọi việc, nhưng khi được sếp yêu cầu viết báo cáo, bạn luôn lo lắng vì mình không biết viết báo cáo như thế nào? Trước giờ bạn chưa được hướng dẫn viết báo cáo? Bài báo cáo cần thể hiện nội dung gì?. Gần đến thời hạn cuối cùng, bạn đừng hoảng hốt, thật ra viết báo cáo cũng giống như chúng ta làm bài tập làm văn từ thuở nhỏ mà ai cũng từng trải qua suốt thời đi học, vẫn có đầy đủ: mở bài, thân bài và kết luận. Bạn đã nhớ lại chưa?

Công tác chuẩn bị:

- Phải xác định đựơc mục đích yêu cầu của bản báo cáo, báo cáo thường kỳ hay báo cáo chuyên đề, từ đó mới có cơ sở để xây dựng đề cương báo cáo.

27/5/13

Việt Nam: Từ thị trường bất động sản, nghĩ về người giàu Việt Nam

Dự án bất động sản Việt Nam
[Tiếp thị bất động sản] Khi viết cuốn “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”, tôi có một thuận lợi là hầu hết những người giàu ở nước mình đều coi tôi như bạn bè vì họ tài trợ cho các cuộc thi lớn do báo Tiền Phong tổ chức, trong đó có cuộc thi hoa hậu.

Chính nhờ thuận lợi này nên tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về họ. Ngoài chân dung những người làm ăn phát đạt, tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cách thức làm ăn, tìm hiểu xem họ làm giàu từ đâu? Tôi cũng tìm hiểu thêm về các tỷ phú, những người siêu giàu trên thế giới để từ đó so sánh ở Việt Nam ta làm ăn có khác với họ không?

Việt Nam: Thất nghiệp giảm, sao kinh tế lại buồn


[Thương HiệuThông thường, ở nhiều nước trên thế giới, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp được dùng để đánh giá tình hình sức khỏe của nền kinh tế. Tỷ lệ này thấp tức là nền kinh tế đang khỏe, đang tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong khi đó, câu chuyện ở Việt Nam lại không như vậy.


"Một năm kinh tế buồn"

Có lẽ những người hâm mộ chương trình Táo quân 2013 của Đài Truyền hình Việt Nam chưa quên bài hát cải biên "Hoang mang Style", ở đây chỉ xin trích lại vài câu để cho thấy cái nhìn của các nghệ sĩ về một năm kinh tế buồn ra sao.

16/5/13

Học marketing: Kỹ năng “định giá thương hiệu”


[Thương HiệuThương hiệu là tài sản rất đặc biệt , thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp, nó là tài sản quan trọng nhất. Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và chính quyền. Vì vậy, khi thế giới đầy ắp sự lựa chọn, những ảnh hưởng của thương hiệu bỗng trở nên vô cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công cho công ty cũng như giá trị cho các cổ đông. Ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng bắt đầu chăm chút cho thương hiệu của mình như một tài sản then chốt nhằm thu hút các nhà hảo tâm, từ thiện và tình nguyện viên.


Có rất nhiều nghiên cứu để đo lường phần đóng góp của thương hiệu vào giá trị của cổ đông, trong đó thành công nhất phải kể đến cuộc nghiên cứu "Những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu" của Interbrand. Cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận: trung bình, thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu.

Học marketing: Kỹ năng xây dựng ngân sách thương hiệu

[Thương Hiệu] Quản trị hoạch định ngân sách marketing quyết định sự thành bại của một thương hiệu. Đây có lẽ vẫn là điểm yếu trong hệ thống quản trị của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Cuối năm là thời gian một số công ty đang tập trung kế hoạch marketing và xây dựng ngân sách thương hiệu cho năm tài khóa kế tiếp. Chuyên gia xin chia sẻ một số kỹ năng liên quan mong giúp quý doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tốt hơn, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản trị thương hiệu.

Quy trình 10 bước lập kế hoạch marketing

Một quy trình lập kế hoạch marketing plan đầy đủ thường bao gồm 10 bước sau:

15/5/13

Thương hiệu: Vì sao marketing Việt Nam và Thế giới thoái trào?

Marketing Research Viet Nam[Thương HiệuMarketing là gì? Marketing là tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận:·cung cấp sản phẩm và/ hoặc dịch vụ mà khách hàng cần.

Marketing là hiểu khách hàng của bạn!

Khách hàng là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng, họ sẽ tìm chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng của bạn. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người khác về doanh nghiệp của bạn. Đáp ứng được khách hàng bạn sẽ tăng được doanh số và lợi nhuận. Bạn hãy ghi nhớ rằng nếu không có khách hàng, kinh doanh sẽ thất bại.

13/5/13

Kỹ năng làm giàu: Phải có tài để kiếm được nhiều tiền hơn


kỹ năng mềm[Tư Vấn Thương Hiệu] Chúng ta hãy ghi khắc những điều cơ bản: có ba cách giúp bạn làm ra tiền. Bạn có thể đi làm việc và trao đổi thời gian của bạn để lấy tiền; bạn có thể bỏ tiền đầu tư sinh lãi; hoặc bạn có được tiền do may mắn, kiểu của trời cho.


Cách thu nhập thứ nhất là tạm thời, dựa hoàn toàn vào nổ lực cá nhân. Cách thứ hai lâu dài vì nó theo suốt cuộc sống của bạn, nó không vướng bận bạn trực tiếp. Còn cách thứ ba là sản phẩm của may mắn, nó có thể có hoặc không. 

Về ba cách thu nhập này, thu nhập lâu dài là giá trị nhất. Thu nhập lâu dài mang lại lợi ích cho bạn khi bạn làm việc để kiếm thu nhập hàng ngày. Nó thiết yếu tuyệt đối để biến thu nhập tạm thời thành lâu dài bằng cách tiết kiệm và đầu tư tiền kiếm được. Hãy nghỉ về việc ấy như thế này: thu nhập lâu dài giống như tên nô lệ sinh lợi cho bạn . Nó sinh lợi cho bạn hàng ngày, năm nọ qua năm kia, hết cuộc đời. và thú vị là tên nô lệ này liên tục sinh ra một thế hệ mới những tên nô lệ này phục dịch bạn và trung thành suốt đời với bạn. Nhưng tiêu điểm của bài viết này là:

11/5/13

Làm sao bán doanh nghiệp được giá?

[Tư vấn Thương hiệu] Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở Việt Nam ngày càng nở rộ và đó là nhu cầu thực của các ông chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn về vốn và lãi suất đã khiến một số doanh nghiệp bị định giá quá thấp. Vậy làm sao để bán doanh nghiệp cho có giá? Câu chuyện nắm thế chủ động ở 2 thương vụ bán cổ phần của Diana và Nhựa Bình Minh có thể cho các chủ doanh nghiệp thêm kinh nghiệm về vấn đề này.

Diana - bán đúng thời điểm

Bên cạnh việc được xem là thương vụ tốt nhất châu Á năm 2011, việc ông chủ của Diana, ông Đỗ Anh Tú, bán 95% cổ phần công ty cho Unicharm (Nhật) còn được đánh giá cao về khía cạnh giá cả. Dù vốn điều lệ chỉ 360 tỉ đồng, tổng tài sản gần 1.500 tỉ đồng nhưng ông đã bán được với giá gần 2.700 tỉ đồng (128 triệu USD).

Theo ông Tú, thành công về giá của thương vụ đến từ yếu tố đúng thời điểm. Bên bán muốn bán và bán cho đúng người cần, trong khi bên mua cũng đã rất muốn mua.

Về phía người mua, họ có nhiều lý do để muốn mua doanh nghiệp Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Nhật đã đứng ở mức cao trong thời gian dài, rồi đã bão hòa và đi xuống. Áp lực tăng trưởng buộc họ phải đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Đồng thời, nguồn tiền dồi dào cùng với lợi thế lãi suất thấp (gần như bằng 0) đã khiến làn sóng M&A với doanh nghiệp Việt trở nên sôi động. Và quan trọng hơn là sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, sản phẩm ở phân khúc cao của Unicharm là băng vệ sinh Sofy và tã giấy Mamy Poko chưa thể phát triển mạnh và đạt thị phần như mong đợi.

Ở góc độ người bán, ông Tú cho biết: “Tôi thấy rằng, với những điều kiện vĩ mô ở đây, chúng tôi không dễ dàng phát triển ra toàn cầu”. Khó khăn chính là chi phí vốn ngày càng cao, buộc Diana sớm muộn phải tăng giá bán, nếu không muốn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, Diana đạt mức tăng trưởng trung bình 30% trong nhiều năm liền và đến 45% trong năm 2011, so với mức trung bình 20%/năm của ngành hàng tiêu dùng. Rõ ràng, duy trì mức tăng này và tăng trưởng thêm là chuyện rất khó. Do đó, bán ngay khi có người mua là một yếu tố quan trọng tạo nên mức giá lý tưởng cho thương vụ.

Sản phẩm tốt thường có giá cao. Diana đáp ứng được yêu cầu đó và có được ưu thế về giá. Theo ông Phạm Ngọc Quỳnh, Giám đốc Điều hành Bộ phận Ngân hàng Đầu tư Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), hai giá trị cốt lõi của Diana mà nhà đầu tư Nhật nhắm đến là thị phần dẫn đầu và hệ thống phân phối rộng lớn. Diana có hệ thống phân phối theo tiêu chuẩn các công ty đa quốc gia. Hệ thống này vươn rộng khắp cả nước với hơn 30.000 cửa hàng, siêu thị, chiếm 40% thị trường băng vệ sinh và 30% thị trường tã giấy.

Trong thương vụ này, ông Tú không nghĩ rằng thương hiệu là yếu tố chính góp phần mang lại giá cao. Theo ông, thương hiệu là một yếu tố nằm trong giá trị thị trường. Tất nhiên thương hiệu tốt thì thị phần mới tăng và thị trường được mở rộng. Thực tế cũng cho thấy không phải thương hiệu Việt nào cũng được nhà đầu tư nước ngoài giữ lại sau khi mua.

Có thông tin cho rằng ngay từ đầu ông Tú đã lên kế hoạch xây dựng Diana để đến một thời điểm nào đó sẽ bán để kiếm lời. Đáp lại thông tin này, ông nói tư duy này sẽ khiến ông chủ chỉ nghĩ đến chuyện bán được doanh nghiệp hay không, từ đó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Thật ra, từ hơn 5 năm trước đó, ông Tú đã có chủ ý hướng Diana phát triển theo tiêu chuẩn quản trị như tại các công ty đa quốc gia khi ông tuyển dụng người nước ngoài, cho nhân viên đi học nâng cao, yêu cầu hồ sơ trình bày đa ngôn ngữ... Mục đích, theo ông, là “để khi cần thì bán được giá cao, không thì vẫn đảm bảo doanh nghiệp được quản trị và phát triển tốt”. Kế hoạch này đã phát huy giá trị và giúp ông Tú bán được giá cao. Giả sử không bán cho Unicharm thì ông Tú vẫn lèo lái con thuyền Diana đi tiếp.

Ngoài những yếu tố trên, những điều làm nên thành công của thương vụ không thể không có vai trò của nhà tư vấn. Ông Quỳnh, TVS, chia sẻ: “Nhìn chung, nhà tư vấn phải dành khoảng 70% nỗ lực để đàm phán về giá, 30% còn lại để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý và các điều kiện thương mại khác”. Để bán được giá cao, theo ông Quỳnh, trước hết phải để cho các nhà đầu tư tiềm năng hiểu giá trị Diana và cảm thấy thích công ty. Và sự thích thú này làm họ đưa ra các mức giá cạnh tranh.

Doanh nghiệp niêm yết: Khó chủ động

Qua thương vụ Diana - Unicharm, có thể thấy được vai trò quan trọng của việc chủ động trong công tác chuẩn bị và quyết định các điều khoản liên quan. Nhưng đó là đối với doanh nghiệp chưa niêm yết. Còn công ty niêm yết thì chưa hẳn.

Với Diana, sự chủ động thể hiện trước tiên ở tỉ lệ doanh nghiệp có thể bán. Tỉ lệ bán càng cao tức quyền kiểm soát càng lớn và tất nhiên, mức giá thương lượng sẽ tốt hơn. “Tôi không bán tỉ lệ 49-51%. Tỉ lệ đó sẽ không đưa doanh nghiệp đi đến đâu”, ông Tú nói. Thường ở tỉ lệ này, cả hai bên đều lo sợ bị bên kia thâu tóm. Theo ông, bán 95% cho Unicharm thì mới làm cho họ toàn tâm toàn ý đưa Diana trở thành thương hiệu toàn cầu.

Rõ ràng, đối với doanh nghiệp chưa niêm yết, ông Tú có thể toàn quyền quyết định các điều khoản. Thế nhưng, với doanh nghiệp niêm yết, khả năng này chưa hẳn đã dễ dàng. Chẳng hạn như trường hợp của Công ty Nhựa Bình Minh (BMP).

Đầu năm 2012, The Nawaplastic Industries (Saraburi), thuộc tập đoàn hóa chất Thái Lan SCG, cho biết đã nắm hơn 20% cổ phần BMP.

Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch BMP, số cổ phần này là do đối tác mua lại từ các cổ đông nước ngoài của Công ty. Trong thời gian qua, hai bên chỉ trong giai đoạn tìm hiểu với khoảng 4 cuộc trao đổi chính thức ở cấp lãnh đạo. Họ cũng chưa tham gia Hội đồng Quản trị của BMP.

Trong thương vụ này, Công ty không chủ động được vấn đề giá cả, nhưng sau khi xem xét giá bán, ông Ngân cho rằng, các cổ đông nước ngoài của BMP đã bán được giá rất tốt. Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), đơn vị tư vấn cho bên mua, cũng thừa nhận điều này. Ông Sơn cho biết thêm, thị giá cổ phiếu BMP hiện đã vượt mức giá đối tác mua cổ phần BMP lúc đó.

Theo ông Sơn, sở dĩ thương vụ đạt được giá tốt là nhờ hai bên có 5 yếu tố tương đồng. Đó là thị phần lớn nhất, quản trị tốt, thương hiệu mạnh, tài chính tốt và thông tin minh bạch. Hiện nay, thị phần trong ngành của BMP đứng thứ hai sau Nhựa Tiền Phong, chiếm 30%. Riêng thị trường miền Trung và miền Nam, BMP chiếm đến 50% thị phần, lớn nhất trong ngành. “Đây có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của Nawaplastic”, ông Ngân nói.

Về góc độ tài chính, BMP có kết quả kinh doanh rất khả quan. Những năm gần đây, Công ty duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 20%. Tỉ suất lợi nhuận gộp cũng ở mức cao, trên 25%/năm. Nổi bật là trong năm 2012, BMP đã vượt 37% kế hoạch lợi nhuận trước thuế và quyết định chia cổ tức với tỉ lệ đến 70%.

Rõ ràng, BMP cũng đã đáp ứng yếu tố “sản phẩm tốt” để được đối tác trả giá tốt. Nhưng ban lãnh đạo BMP sẽ không có được sự chủ động để đưa ra các mức giá như kỳ vọng khi Nawaplastic muốn mua thêm cổ phần BMP.

Ông Ngân cho biết, theo những gì Nawaplastic đã công bố thì họ đã bày tỏ ý muốn tiếp tục nâng sở hữu lên 49% cổ phần tại BMP. Đồng thời, cũng đặt vấn đề tham gia Hội đồng Quản trị của BMP từ nhiệm kỳ 2013-2018. Người tham gia sẽ là Giám đốc Điều hành của SCG, tập đoàn mẹ của Nawaplastic. Theo ông Ngân, điều này thể hiện thiện chí muốn hợp tác lâu dài của đối tác.

Hiện giới hạn tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đã đầy. Nếu Nawaplastic muốn mua thêm thì cũng chỉ có thể mua lại từ các cổ đông nước ngoài của BMP như trước đây. BMP sẽ không có cơ hội bán thêm cổ phần cho họ như nhà đầu tư chiến lược để có mức giá cao. Bởi lẽ, “giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cũng không khả thi do BMP hiện chưa cần thêm vốn”, ông Ngân cho biết.

Doanh thu và lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh luôn tăng qua các năm

Nhưng đối với những doanh nghiệp cần vốn và cần đối tác thì hoàn toàn có thể chủ động về giá. Phương án phát hành 30% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là giải pháp thường thấy ở không ít doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp doanh nghiệp chủ động được một lần. Còn sau này, khi đối tác muốn nâng thêm cổ phần thì doanh nghiệp không kiểm soát được. Mặt khác, Công ty cũng không thể lường trước và kiểm soát được những thay đổi bất lợi cho mình từ phía đối tác như trường hợp ở Bibica (BBC).

BBC đã bán 30% cổ phần cho đối tác Hàn Quốc Lotte Confectionery từ năm 2007. Sau khi hợp đồng được ký, đối tác này đã nhiều lần mua thêm cổ phiếu BBC trên sàn để có thêm quyền kiểm soát và đến nay đã nắm gần 39% cổ phần BBC. Vấn đề là sau đó Lotte đã thực hiện nhiều thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông BBC. Gần đây nhất là dự định đổi tên công ty thành Lotte - Bibica vào Đại hội cổ đông năm rồi nhưng họ đã thất bại.

Phát hành cho đối tác chiến lược sẽ chủ động được giá. Nhưng rủi ro lớn nhất là bị thâu tóm và mất luôn thương hiệu. Đây cũng là một lý do khiến ông Tú của Diana bán hết cổ phần mà không bán với tỉ lệ thấp. Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, theo kinh nghiệm của ông Tú, mục đích chủ yếu của người mua vẫn là đầu tư chiến lược. “Vì vậy, nếu họ mua được 20% hay 30% thì thế nào họ cũng tìm cách mua lên hơn 50% để kiểm soát doanh nghiệp”, ông nhận xét. Do đó, chủ động được giá bán nhưng lường trước và kiểm soát các rủi ro trong tương lai là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp niêm yết.

Theo Ngọc Dương - Nguồn: Nhịp Cầu Đầu Tư

Khó khăn, Doanh Nghiệp sẽ quảng cáo ra sao?

[Tư vấn Thương hiệu] Cuộc chạy đua đưa thương hiệu vào tầm chú ý của khách hàng trên những kênh truyền thông truyền thống ngày càng trở nên khó khăn vì độc giả đã “ngán” quảng cáo trên báo in và người xem tivi sẵn sàng chuyển kênh khi gặp quảng cáo. Tại VN, với hơn 28 triệu người sử dụng, Internet đang là một kênh truyền thông có tiềm năng mà DN không thể bỏ qua.

Thời gian tới, các loại hình quảng cáo trên Internet sẽ vươn lên vị trí đứng thứ hai sau truyền hình và sẽ tiếp tục biến đổi - Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo Khuynh hướng phát triển ngành truyền thông và quảng cáo VN và thế giới tại Hà Nội

Tại cuộc hội thảo chuyên ngành quảng cáo do Hiệp hội quảng cáo VN (VAA), Viện nghiên cứu đào tạo quảng cáo VN (ARTI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức, nhiều dự báo, phân tích về sự đổi ngôi trong tỉ trọng thị phần ngành này cũng như những lời khuyên bổ ích dành cho các DN đã được các chuyên gia trong lĩnh vực này chia sẻ.

“Ảo” lên ngôi

Ông Đỗ Kim Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội quảng cáo VN, Viện trưởng Viên nghiên cứu và đào tạo quảng cáo VN (ARTI) khẳng định: “Trong hai năm 2012, 2013 ngành quảng cáo báo giấy đã rớt xuống và đây là xu hướng của toàn cầu. Đầu năm 2012 doanh thu của nhiều đầu báo lớn trên toàn cầu đã giảm đáng kể. Điều này là không thể tránh khỏi, bởi báo giấy không có nhiều đổi mới để tạo nên sự hấp dẫn. Trong khi đó vai trò cá nhân tiêu dùng lại đang đòi hỏi cần có sự tương tác, hấp dẫn sinh động. Và loại hình Internet đang phát triển để vươn lên chiếm vị trí của báo giấy, nó dần đáp ứng được những yêu cầu đó của người tiêu dùng. Quảng cáo trên Internet bao gồm nhiều loại hình chứ không chỉ là các banner, hay bài viết mà nó tích hợp nhiều loại hình khác. Được biết, trong năm 2010, doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến VN đạt trên 25 triệu USD, chiếm khoảng 3,7% tổng ngân sách chi cho quảng cáo của toàn thị trường. Theo dự báo của các hãng nghiên cứu, dự kiến, đến hết năm 2013, thị trường quảng cáo trực tuyến VN đạt doanh thu trên 114 triệu USD".

Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng ngành quảng cáo Internet trên thế giới thị phần đã chiếm tới 19 - 20%, còn ở trong nước thì... chưa đo được. Thị phần cũng chưa nhiều do có những đặc thù nhất định. “Theo cá nhân tôi thì hiện tại quảng cáo Internet ở VN chưa vượt qua được báo giấy song chúng ta cũng không tránh khỏi theo xu hướng trên toàn cầu. Rõ ràng người trẻ là người tiêu dùng nhiều nhất và họ sẵn sang chi tiêu cho loại hình này” - ông Dũng cảnh báo.

Và cơ hội cho DN

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh thu quảng cáo năm 2012 đã giảm rất nhiều. Đây là hệ quả khi các DN giảm doanh thu, buộc họ phải cắt giảm chi phí quảng cáo cũng như một loạt chi phí khác để giảm gánh nặng. Ông Phan Lê Khôi - Phó chủ tịch IB Group cho biết: Nói về quảng cáo chúng ta phải nói đến chi phí. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chi phí cho quảng cáo là cực kỳ nan giải. DN thường có một chiến dịch tiếp thị tổng thể, trong đó quảng cáo chỉ là một công cụ.

DN nên tìm nhiều cách khác nhau để tiếp cận khách hàng thay vì chi phí quá lớn cho quảng cáo. Để làm được điều này, DN cần phải tìm hiểu xem người dùng, khách hàng muốn tiếp cận quảng cáo theo cách nào. Qua đó, DN sẽ đưa ra được một cách tiếp cận cụ thể, có thể qua các tổ chức khác nhau để đưa thông điệp của mình đến với khách hàng. Ông Khôi cũng cho rằng, hiện nay có rất nhiều công cụ để quảng cáo mà chi phí không cao nhưng lại có sức lan tỏa rất lớn như các trang mạng xã hội: facebook, zing...

Mặt khác, ông Khôi cũng chia sẻ, hiện tại đã có sự phân công chuyên môn hóa công việc trong xã hội. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, các DN phải có bộ phận chuyên trách đủ mạnh, có chuyên môn sâu về quảng cáo truyền thông mới nên tự làm các truyền thông cho mình. 

Bản thân các DN VN hiện nay chưa đầu tư thích đáng cho sáng tạo, khi không có hiểu biết cụ thể về quảng cáo, nếu quảng cáo không đúng chỗ, không đúng người, không đúng cách, không đúng kênh, không đúng thời điểm sẽ lãng phí kinh phí truyền thông mà không thu được hiệu quả nên cách an toàn là thông qua các đại lý truyền thông để dùng nguồn kinh phí truyền thông một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, các DN khi xây dựng các chiến lược truyền thông cần xây dựng cho mình một câu chuyện của thương hiệu để tạo ra sự thống nhất trong các chương trình truyền thông. Ngoài ra, chu kì từ 2 đến 3 năm, các DN nên làm mới thương hiệu của mình để tránh sự nhàm chán với khách hàng.

Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo ở VN, họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các DN quảng cáo nước ngoài thâm nhập vào VN. Tại sao họ lại thắng DN trong nước? Ông Phan Lê Khôi khẳng định: DN nước ngoài thắng DN trong nước bởi vì họ khác nhau về tư duy. 

Tư duy quảng cáo ở VN là thực hiện, còn tư duy quảng cáo của DN nước ngoài lại mang tính chiến lược. Điểm yếu của các DN quảng cáo của VN là chưa quan tâm đầu tư vào sáng tạo, chủ yếu thực hiện theo ý tưởng và đặt hàng của khách hàng. Vì vậy, để miếng bánh trong thị trường truyền thông quảng cáo VN không rơi hết vào các tập đoàn, DN quảng cáo nước ngoài, DN hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo VN cần đầu tư đúng mức vào các hoạt động sáng tạo đồng thời cần hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng.

Xu hướng tương lai

Theo nghiên cứu của các Cty nghiên cứu thị trường, số liệu tăng trưởng quảng cáo toàn cầu năm 2012 là 4,7% (riêng Châu Á – TBD là 1,2%). Theo số liệu nghiên cứu của UNDP trong tài liệu thuyết trình về luật quảng cáo tổ chức vào tháng 1/2012, thị phần quảng cáo theo các phương tiện năm 2011 của Châu Á Thái Bình Dương là: TV 41%, internet 16%, ngoài trời 11%, tạp chí 5%, báo 23%, đài 4%. Con số này ở VN là: TV 78%, báo 11%, tạp chí 7%, ngoài trời 4%, internet 0%, phim 0% (con số quảng cáo trên internet và phim dù có nhưng không đáng kể).

Hiện nay, thị phần quảng cáo Internet trên thế giới đã chiếm tới 19-20%. Dự kiến trong năm nay và thời gian tới, các loại hình quảng cáo trên Internet sẽ vươn lên vị trí đứng thứ hai sau truyền hình và sẽ tiếp tục biến đổi. Nếu ngành quảng cáo báo giấy mà không có sự biến đổi thực sự thì sẽ không tránh khỏi xu hướng bị thay thế bởi loại hình Internet.

Dự đoán về mức tăng trưởng chung của ngành quảng cáo trong thời gian tới, ông Phan Lê Khôi – Phó chủ tịch IB Group cho rằng, sự tăng trưởng của ngành quảng cáo thế giới có thể lên đến 13% trong năm 2013, ở VN, con số này không dưới 6%.

-------------------
Bà Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc truyền thông và quản lý thương hiệu Maritime Bank: 
Quan trọng là khách hàng muốn gì

Năm nay, ngân sách truyền thông của Maritime Bank có điều chỉnh giảm. Lý do đầu tiên là vì so với các năm trước, đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2011, Maritime Bank mới thay đổi bộ nhận diện thương hiệu nên cần đầu tư rất nhiều cho truyền thông thì tới thời điểm hiện tại, thương hiệu ngân hàng đã có vị thế khá vững vàng và theo khảo sát, đã đạt được độ nhận biết trong công chúng khá tốt. Lý do thứ hai, quan trọng hơn là trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, Maritime Bank điều chỉnh ngân sách để tập trung hơn cho việc đầu tư các phần mềm nghiệp vụ, cơ sở vật chất, đào tạo, nghiên cứu sản phẩm… để đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và cung cấp đa dạng hơn các tiện ích phục vụ khách hàng. Mặc dù vẫn tiếp tục chọn các kênh quen thuộc như báo chí, truyền hình, internet… tuy nhiên, giai đoạn hiện tại, Maritime Bank đặc biệt chú trọng kênh truyền thông nội bộ. Chúng tôi quan niệm rằng CBNV chính là lực lượng truyền thông đông đảo và hiệu quả nếu chúng ta biết truyền đạt thông điệp đúng cách.

Tôi cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông trên internet là xu thế tất yếu do hệ quả của tốc độ phát triển công nghệ thông tin và thị hiếu cũng như thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các kênh truyền thông mà DN lựa chọn còn phụ thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu cũng như sản phẩm, dịch vụ mà DN đó cung cấp.

Hồng Minh ghi

Ông Lê Xuân Hoàn - Tổng giám đốc VN Tập đoàn Kangaroo: 
DN phải biết kết hợp và linh hoạt

Sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức truyền thông trên internet trong thời gian tới là sự dịch chuyển tất yếu và sẽ diễn ra rất nhanh với một đất nước có gần 1/3 dân số sử dụng internet như VN. Tuy nhiên xét về nhiều khía cạnh văn hóa, thói quen sinh hoạt và đối tượng người tiêu dùng thì trong thời gian tới, các kênh truyền thống sẽ vẫn có những ưu thế riêng của nó. Việc cân nhắc sử dụng kênh truyền thông nào đối với từng DN sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nội sinh của các DN đó, như vậy mới mang lại hiệu quả truyền thông cho DN. Dựa trên các nghiên cứu sự dịch chuyển về xu hướng, thói quen tìm kiếm thông tin của các khách hàng mục tiêu, trong giai đoạn này, Kangaroo có những điều chỉnh các hoạt động truyền thông cho phù hợp. Về cơ bản, Kangaroo vẫn xác định truyền thông là một hoạt động cần thiết của mỗi DN, đặc biệt trong bối cảnh thị trường như hiện nay, DN “khỏe”, truyền thông đúng và trúng chính là điểm mấu chốt cho DN phát triển vững mạnh. Kangaroo vẫn sử dụng các kênh truyền thông truyền thống bởi về cơ bản, các kênh này vẫn rất mạnh tại thị trường VN. Tuy nhiên, Kangaroo cũng đã sớm tiếp cận các kênh truyền thông hiện đại và mới tại Việt Nam. Việc kết hợp, sử dụng linh hoạt các kênh này giúp Kangaroo luôn giữ vững được vị thế của mình trong tâm trí khách hàng.

Theo Hồng Thắm - Nguồn: DĐDN

10/5/13

Kỹ năng làm giàu: Xử sự với tiền bạc như bạn


[Tư vấn marketing] "Có tiền và sẵn tiền để mua những gì mình cần là điều tốt, nhưng đôi lúc xem xét lại và biết rõ rằng bạn không đánh mất những gì mà tiền không mua được, ấy cũng là điều tốt không kém" - Horace Mortimeer 

Từ xa xưa con người, đã bị đồng tiền mê hoặc, Ngày nay, hơn bao giờ hết, tiền trở thành vật trung gian để đánh giá sự thành đạt của con người. Tất nhiên giá trị của đồng tiền không phải tự thân nó hiện hữu ở vật mà nó mua được. Có điều khi xã hội phức tạp hơn, thì ý nghĩ cho rằng ‘đồng tiền là tốt’ đã kém đi sức lôi cuốn nên chẳng lạ gì mà đã phát sinh được một số huyền thoại về tiền.

TIÊU ĐIỂM
  1. Hãy quên đi những huyền thoại về tiền bạc đã từng trì trệ bạn 
  2. Tiền bạc không tốt, cũng chẳng xấu – xấu tốt tuỳ cách sử dụng tiền của bạn 
  3. Có dư giả bạn mới mong giúp được người khác vì lá rách sao dùm được lá rách 
  4. Tiền là bạn 
  5. Thành công về tài chính sẽ vững như kiềng ba chân: Trước tiên bạn phải làm ra tiền, thứ đến phải biết tiết kiệm và sau hết phải biết đầu tư khôn ngoan.
1. HUYỀN THOẠI SỐ MỘT:  “Tiền đâu quan trọng:” 

“Nó quan trọng lắm lắm chứ, thật sự là rất quan trọng, nếu không có nó làm sao bạn mua được thực phẩm, lấy đâu ra nhà để ở, tiền đâu học hành, chữa bệnh khi ốm đau. Tiền là điều quan trọng cho người sống trong xã hội văn minh hiện nay. Nếu cứ tranh luận và phân tích cặn kẽ về tác động của nó để rồi cho rằng nó chẳng quan trọng như những thứ khác thì thật là một điều ngớ ngẩn. Chẳng có ai thay thế tiền bạc trong lĩnh vực hoạt động của nó.” - Earl Nightingale

Thiếu tiền, - Chúng ta mất đi những điều chúng ta cần để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn. Rõ ràng, có những thứ không thể mua được bằng tiền – chẳng hạn tiền có thể mua được bạn bè chứ không mua được tình yêu. Điều quan trọng là phải nhận ra ưu điểm và những giới hạn của nó. 

2. HUYỀN THOẠI SỐ 2: “Tiền không làm cho bạn hạnh phúc”. 

Có những thứ do đồng tiền mang lại có thể làm cho nhiều người cảm thấy hạnh phúc đấy chứ. Chẳng hạn có tiền để cho kẻ khó, có tiền để ăn học. Có tiền để vui chơi, có tiền để chữa bệnh. Tiền bạc cho bạn có thể tự do thực hiện những điều làm cho bạn hạnh phúc. Khi có tiền, bạn sẽ sống thoải mái hơn, và tạo cho con cái bước khởi đầu đi vào cuộc sống thuận lợi hơn. Đó là tất cả những điều mà bạn có thể mang lại cho bạn. Và sự thật ấy đã nói lên rằng tiền bạc chẳng là gì nó chỉ là một tên đầy tớ. Nó là phương tiện giúp chúng ta sống khá hơn, nhìn xa trông rộng hơn, và nhân ái hơn. 

Nếu bạn còn chưa tin rằng tiền là một thứ gì đáng ước ao, thì bạn hãy xem xét lời bình giải sau đây của một bạn đọc. 

“Tôi thật chán ngáy cho cuộc sống của mình. Nghèo đúng là một cái tội. Thu nhập của tôi cố định vì trình độ quá hạn chế. Ước chi tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn, thế nhưng điều kiện thì có hạn, làm sao có được cơ hội”. 

Những lời trên là thật đối với những ai đang phải vật lộn với những nhu cầu tối thiểu. Đối với những người quá nghèo, cuộc sống đúng là một cuộc chiến vô vọng, khó mà vượt thắng nổi. 

Điều ấy lại càng bất hạnh hơn khi người thốt ra những lời ấy lại là một thanh niên 31 tuổi, sống trong một đất nước thuộc dạng phồn vinh nhất thế giới. Nhưng điều may mắn là anh ta còn trẻ nên vẫn còn đủ thời gian để Làm Giàu. Anh ta còn có thể tìm lại được lòng tự trọng và còn có hy vọng hướng về tương lai. 

Nếu bạn nghĩ giàu chẳng hơn gì nghèo, thì bạn thử hỏi mấy ai đang giàu lại muốn mình nghèo đi hoặc biết bao con người nghèo khó đang ước ao được giàu. 

3.HUYỀN THOẠI SỐ BA: “ Giàu đâu phải chuyện dễ” 

Vì khổ nổi là tôi đang sống trong một đất nước mà cơ hội làm giàu thật khó. Đâu phải thế - việc thành đạt về tiền tài dễ như bước bảy bước, mỗi bước là một trong bảy cách làm gìau. Phần khó nhất ấy là dấn mình bước cái bước đầu tiên. Ai mà chẳng mơ ước được giàu sang, nhưng chỉ có những ai biết biến cái mộng ước đó thành hành động, thì người ấy sẽ gặt hái được thành quả 

4.HUYỀN THOẠI SỐ BỐN: “Tôi phải làm việc cất lực mới mong giàu được” 

Vô nghĩa! Vậy bạn nghĩ rằng một người kiếm được 300.000.000 đồng một năm thì họ phải làm việc vất vã gấp 10 lần người kiếm được 30.000.000 đồng một năm à? Sự thật đúng là người giàu làm việc nhiều hơn nhưng thường thì họ vui vẻ làm việc và họ vui hưởng những thành quả của họ 

Thử hỏi có ai bỏ thời giờ suy nghĩ làm cách nào để gia tăng thu nhập. Ngay cả những người thu nhập trung bình cũng có thể trở nên giàu có mà đâu cần phải làm việc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần đâu. Giá như họ biết áp dụng từng bước trong bảy cách làm giàu, thì bất kỳ ai – kể cả những người có thu nhập khiêm tốn , vẫn có thể an toàn về mặt tài chính. Một trong những bí quyết làm giàu là liên tục cải thiện các kỹ năng của mình, vì chỉ có thế bạn mới tăng tiến được khả năng kiếm tiền. 

5.HUYỀN THOẠI SỐ NĂM: “Chỉ những bác sĩ, luật sư, kế toán và những đại thương gia mới mong làm giàu được thôi” 

Chẳng có nghề nào là nghề “đúng” để làm giàu cả. Người giàu thuộc đủ mọi thành phần và mọi nghề nghiệp. Có khi chính những người xem chừng ít hy vọng làm giàu lại là những người rất giàu. Bạn đâu thể phán đoán sự giàu có qua chiếc xe họ lái hay áo quần họ mặc được. 

Sự thật, những người có chuyên môn và đại thương gia đều có thu nhập cao, nhưng đâu có gì bảo đảm là họ giàu hay họ sẽ giàu. Người có thu nhập cao thì dễ giàu, nhưng có gia tăng được thu nhập mới là cách độc đáo trong bước đường làm giàu.

6.HUYỀN THOẠI SỐ SÁU: “Chỉ những người có số đỏ mới mong giàu nổi” 

Thành đạt về tiền bạc hiếm khi nhờ số đỏ, kể cả trúng số, hưởng gia tài, lấy được chồng (vợ) giàu, dù rằng may mắn cũng đóng một phần, nhưng số may hiếm khi giữ được sự giàu có. Đã có bao tấm gương về những triệu phú nhất thời, trong đó những kẻ trúng số là điển hình nhất. Nhiều trường hợp có tiền theo kiểu ấy liền sa vào nhiều thứ cám dỗ, sắm xe mới đi du lịch, tân trang nhà cửa và nhiều thứ khác nữa tha hồ mà vẽ ra. Hiếm những con người có tiền như vậy mà khá hơn về mặt tài chính. 

Thành đạt đâu phải là điều xảy ra ngẫu nhiên. Phần lớm những con người giàu có thành đạt là nhờ họ đã biết hoạch định. Vận may của một vận động viên chính là chỗ anh (cô) ta tập luyện nhiều giờ hơn là những ai chỉ tập được chăng hay chớ, đúng vậy không nào? Vận may là khi một người luôn tìm sự tăng tiến hơn là một anh công nhân làm việc một cách lấy lệ chứ? 

Phần lớn những người giàu có là những người kiên trì và tận tụy nhiều năm tháng. Họ cố gắng tìm tòi cách nào đó để cải thiện kỹ năng và học tập sự thành đạt của người khác. Sự hoạch định ấy đã khởi sự từ những tháng năm thiếu thời, nghĩa là từ rất sớm. Nhưng nói thế không có nghĩa là lúc nào cũng quá trễ để bắt đầu. Chỉ có điều, bạn chuẩn bị càng sớm, bạn càng dễ thành đạt. 

7.HUYỀN THOẠI SỐ BẢY: “Tiền tài và sự tham lam là hai từ giống nhau, nhưng chỉ phát âm khác nhau mà thôi” 

Huyền thoại này đã từng được bộ phim Phố Uôn (Thị trường tiền tệ Mỹ), tán tụng qua nhân vật chính Michael Douglas do Gordon Gecko thủ vai, hô lên rằng. “Sự tham lam là tốt. Sự tham lam là đúng…”. 

Xin đừng nhầm lẫn tham lam với tiền bạc. Tham lam là không tốt. Tham lam là đồi bại, nó đánh mất tín đáng được tôn trọng, nó xúi dục con người thực hiện những điều không nên làm. Tiền bạc mua thế lực và thế lực là một sự khống chế. Với tiền bạc một thương gia có thể tác động các nếm trải, các phong cách, các quan điểm và trên hết là cách tiêu xài lợi tức thế nào. 

Tiền bạc thì rất tốt. Tiền cho chúng ta tự do lựa chọn. Nó mang lại những điều giúp chúng ta thoải mái và cảm thầy hài lòng. Nó kiến tạo sự đánh giá về mình và lòng tự trọng, rõ ràng nó thăng hoa chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình cùng bạn bè. 

Những phê phán về tiền bạc là đúng khi người ta nói rằng, chỉ vì chạy theo sự giàu sang mà khiến mình hư hỏng và tai hại. Rõ ràng nhiều người rơi vào con đường truỵ lạc là do tiền. Biết vậy, bạn nên tránh. Chứ còn nguyền rủa tiền chẳng khác gì đỗ lỗi cho xe cộ gây ra tai nạn, tử vong. Lỗi ấy đâu phải tại chiếc xe mà là do người lái chứ. 

Bên cạnh những gương xấu do việc sử dụng tiền bạc, cũng có bao tấm gương cho thấy những con người đã dùng tiền bạc để giúp đỡ kẻ khác. Hãy noi theo những con người ấy một khi bạn có tiền dư giả, như hỗ trợ phong trào thể thao địa phương, đóng góp vào những đề án môi trường, phân phát học bổng và nhiều việc thiện khác nữa. Hãy làm như vậy và bạn sẽ thấy việc thành đạt của bạn đã mang lại cho bạn niềm hạnh phúc vô bờ bến. Chúng ta phải thừa nhận rằng tiền là một phần tất yếu của xã hội và nó có thể mua được nhiều thứ giúp cho cuộc sống của chúng ta và của cả người khác được dễ chịu hơn. 

8.HUYỀN THOẠI SỐ TÁM: “Hiện nay làm ra tiền khó hơn trước đây” 

Cơ hội ở khắp mọi nơi. Mọi thứ bạn thấy được đều có thể có cơ hội trong đó. Hãy tin như vậy và bạn chẳng bao giờ thiếu tiền. Tôi biết một cậu thiếu niên 17 tuổi luôn kiếm được tiền trong bất cứ việc gì mà cậu ta nhúng vào. Từ những chuyện nhỏ nhặt nhất mà mọi người không để ý tới, chẳng hạn như việc thu lượm những trái thông để bán làm chất đốt dưới dạng đóng gói cẩn thận. Những người hưởng lương hưu, những người lãnh tiền trợ cấp lúc nào cũng chật chờ mua thứ nhiên liệu sạch và tiện lợi ấy cuả cậu! Nói trắng ra là quanh bạn có hàng trăm cơ hội lúc nào cũng chờ sẳn. Điều cần thíết là bạn phải có năng lực và sáng tạo để hành động. 

9.HUYỀN THOẠI SỐ CHÍN: “Cảnh nô lệ đã thành quá khứ” 

Cảnh nô lệ vẫn còn đó và có khi còn nhiều hơn nữa! Phần lớn con người đang làm việc hiện nay là những nô lệ - chẳng có gì lạ cả. Tuy nhiên mức độ bốc lột không quá quắt như trước đây nhưng cơ bản vẫn còn; Phần lớn con người là nô lệ cho những khoản nợ nần của họ. 

Giàu có giup con người thoát khỏi cảnh làm việc cực nhọc, thoát khỏi sự buồn tẻ của một tuẩn lao động 48 tiếng đồng hồ, thoát khỏi cảnh đeo đẳng quyền lợi mới, và thoát cảnh sống bám vào người khác.

Hoài bảo của mỗi người chúng ta là phải tiêu pha nhiều vốn quý và giới hạn thời gian vào những việc mà chúng ta thích làm hơn. Được thế, chúng ta phải tìm mua sự độc lập. Tiền bạc là bí quyết làm giảm nhẹ những gông cùm nô lệ. 

10.HUYỀN THOẠI SỐ MƯỜI: “Được ăn học mới mong được thành đạt” 

Chẳng có thứ gì như một loại giấy thông hành miễn phí để đạt đến thành công. Mặc dù những phẩm chất tốt giúp bạn đặt chân lên ngưỡng cửa thì vẫn còn cái đặng của số phận còn lớn hơn các đẳng cấp và văn bằng giúp bạn thành công. 

Nếu được ăn học sẽ bảo đảm thành công thì các trường đại học đã chật cứng những người giàu có nhất trong thế gian này mất. Điều này tất nhiên không phải thế. Những con người giàu có trong bất kỳ quốc gia nào thường là những thương gia với cổ phần lớn ở một hay hơn tại những công ty ăn nên làm ra, hay những nghề cần giàu ốc tưởng tượng và sáng tạo – chẳng hạn những họa sĩ truyện tranh và các diễn viên . Rất ít người là những đó có học vị. 

Đúng ra họ là những người có kỹ năng phân tích và sáng tạo, nghĩa là những kỹ năng bắt kịp những ý tưởng và những cách thức mới để thực hiện công việc. Họ biết cách làm việc khác đi và hơi khá hơn. 

Chính vì thế, thị trường việc làm hiện nay và trong tương lai chính là kỹ năng. Thị trường lao động cũng như những thị trường khác nhưng mặt hàng của nó là kỹ năng; và đó là điều bạn phải gắng mình vào nếu bạn muốn thành công. Những kỹ năng này có thể là khả năng sáng tạo, khả năng thông tin, khả năng lãnh đạo, khả năng đúc kềt từ những sự kiện hay một xu hướng, khả năng gây hưng phấn người khác.v.v.. Mục đích của việc xua tan huyền thoại cho rằng chỉ những ai được ăn học mới thành đạt giúp cho bạn thấy rằng ăn học vẫn chưa bảo đảm được thành công. Có lẽ sự giáo dục tốt nhất là việc học hỏi ở những người thành công khác, hay thường xuyên tìm tòi trong sách vở. Những điều này cho ta những tư tưởng mới và những cách nhìn mới, tư duy mới.

Sự thể đơn giản là ai cũng có tìm năng hiểu biết để trở nên giàu có, trừ những ai bị thiếu năng lực về một phương diện nào đó. 

Đừng nghĩ rằng bạn không thể giàu có được khi thấy nhiều người sáng giá hơn bạn. Tất cả những ai có sự hiểu biết trung bình đều có thể làm giàu, không nhất thiết phải xuất chúng. 

11.HUYỀN THOẠI SỐ MƯỜI MỘT:  “Tiền bạc sẽ chữa lành cảnh bần hàn

Sự nghèo nàn không là vấn đề của vốn liếng, mà nó là vấn đề của sự vô vọng. Giàu có là sản phẩm của trí khôn con người. Bí quyết của sự giàu sang là điều khiển được suy nghĩ và quan điểm của bạn vì chính suy nghĩ của bạn sẽ dẫn dắt các hành động của bạn và hành động thì sinh ra kết quả.

Chúng ta đang sống trong thời đại đầy cơ hội thế mà cái nghèo vẫn nhan nhãn như trước kia.

Việc cho tiền những kẻ khó giống như những túi đồ ăn cho người đói trong Vườn Địa Đàng 

Chúng ta hay suy nghĩ thế này, nếu một người nào đó được cho 10.000.000 đồng và một cuốn sách chứa đầy sự khôn ngoan, bạn nghĩ xem anh ta sẽ chọn cái nào? Đa số sẽ lấy 10.000.000 đồng. Đấy chính là câu trả lời vì sao người ta cứ nghèo mãi, khi mà 10.000.000 đồng kia hết, họ lại trắng tay, chẳng làm nên một lợi tức nào cả. 

12.HUYỀN THOẠI SỐ MƯỜI HAI: “Những ai nhận tin trợ cấp là những người thua cuộc.

Hầu như ai cũng có giai đoạn cần trợ giúp tài chính. Hãy nhìn nhận tiền trợ cấp cho đúng , ấy là sự hỗ trợ thu nhập trong những lúc túng thiếu. Nó không phải là dấu hiệu của sự thất bại và tuyệt đối không được coi là điều kiện vĩnh viễn.

Những huyền thoại đơn giản chỉ là những huyền thoại. Chúng được diễn giải vì đó là điều cần thiết để cảm nhận tốt về tiền bạc để tích luỹ nó.

Sự thành đạt về tài chính là gì?

Chúng ta may mắn sống trong xã hội phát triển và có những cơ hội như nhau. Vậy điều gì khác nữa mà người khác thì giàu có trong khi chúng ta lại không? 

Tắt một lời: Sự Tự Do 

Bạn chỉ cần có nhiều tiền để mua thực phẩm, quần áo, xe cộ, nhà cửa….Nhưng vượt lên những nhu cầu thiết yếu ấy để có cuộc sống hoàn hảo, đó là tiền bạc đáng giá mua sự tự do. Đối với nhiều người, đó là bí quyết gíup họ giảm bớt sự đơn điệu của cuộc sống và sự phụ thuộc vào người khác. Điều đó có nghĩa là bạn có thể dùng nhiểu thời gian hơn đề làm những gì bạn muốn thực hiện. 

Đây cũng là điều mà chúng tôi muốn đề cập tới – cho bạn sự tự do để quyết định điều bạn muốn thực hiện với cuộc sống của bạn.

Đừng để bầt kỳ ai nói rằng sự thành công về tài chính của bạn là phức tạp – không thể thế đuợc! Chúng tôi thật lòng tin vào điều ấy và biết nó là đúng sự thật, hẳn bạn cũng thấy như thế sau khi bạn đọc xong các huyền thoại này. Mọi người mạnh khỏe về tinh thần và thể chất để làm việc điều có khả năng làm giàu thật sự. Những ai quần quật suốt ngày không thể làm giàu, kể cả những người không biết gì về cách làm giàu hoặc không thực hành chúng.

Có sự trớ trêu đến nực cười về sự giàu có, những ai có nó thường không lộ ra và những ai lộ ra thường không có nó, chí ít cho đến giờ! Ngược với niềm tin thông thường, phần lớn là những người giàu không lái những chiếc xe xịn hoặc sống xa hoa mà chỉ sống như những người chòm xóm trung lưu. Những người giàu hầu như là những người làm việc với một công việc quy mô nhỏ hoặc trung bình và còn một điều ngạc nhiên hơn là nhiều người giàu trong xã hội hiện nay không phải là những người kiểm tra những khoản tiền lớn như chúng ta tưởng.


Bề ngoài, người giàu cũng giống chúng ta. Điều khác là họ kiên trì trong những nổ lực của họ và quan trọng hơn là họ chú tâm làm giàu hơn là phung phí nó. Họ có khuynh hướng tích góp và đầu tư. Đa số đều có những mục tiêu rõ ràng, họ biết đích xác họ muốn tích luỹ bao nhiêu và cần bao lâu để đạt được nó. Những người tạo được sự giàu có biết rằng 10.000.000 đồng được đầu tư từ hôm nay sẽ phát sinh thêm hàng năm cho phần đời còn lại của họ. Người giàu biết cách làm cho sự giàu có xảy ra: 
  • Họ hoạch định sự thành công của họ: Họ tự đề ra mục tiêu tự kiếm tiền, họ biết đích xác họ cần dành dụm bao nhiêu mỗi năm cho kế hoạch hưu trí của họ. Cần vạch rõ con số cụ thể vì chúng là cơ sở cho hành động 
  • Họ biến các kế hoạch thành hành động: Sau khi có kế hoạch, họ bám sát và thực hiện nó. 
  • Người giàu là người luôn có kỷ cương: Họ thực hiện kế hoạch hành động chứ không dìm mình vào khoản tiền dành cho lúc hưu trí. Họ biết rằng nếu tiêu hết khoản tiền ấy là đánh cấp tương lai của họ. 
  • Họ tự vệ chóng lại những sự cố bất ngờ: Nghĩa là họ dự phòng để đừng đánh mất điều quý hơn như nhà cửa, xe cộ. ‘điều quý hơn’ còn là khả năng để kiếm tiền. Họ xem xét điều gì có thể xảy ra, liệu việc kiếm cơm hàng ngày có làm họ đổ bệnh hoặc mất khả năng làm việc không? Hay tệ hại hơn nữa, liệu họ có bị đột tử không? 
  • Họ tránh nợ nần: người quản lý tiền bạc giỏi là người tránh nợ nần quá đáng và là người trả nợ sớm hơn nếu có thể. 
  • Họ chuyển đổi thu nhập nhất thời thành thu nhập cố định: Bằng cách dành dụm và đầu tư khôn ngoan. 
  • Họ biết phòng xa: Họ làm cách nào đó để một khoản tiền rất nhỏ sẽ tăng cao hơn. 
  • Họ tiết kiệm từng đồng tiền kiếm được. 
  • Họ ghét sự phung phí
  • Họ thích đầu tư: Vì mỗi đồng đầu tư đều sinh lợi cho họ. 
  • Họ say mê học hỏi những ai có cách làm giàu để họ càng thành công hơn. 
  • Họ có thái độ đúng đắn về tiền bạc: Không bị thúc đẩy bởi sự tham nhũng cũng không xa lánh tiền bạc như một điều hoàn toàn xấu. 
  • Họ không tiêu pha nhẹ dạ và bốc đồng: Giới hạn việc tiêu pha vô ích. 
  • Họ không bị dư luận chi phối nhưng sẽ đầu tư theo sự tin tưởng riêng. 
  • Họ luôn đi tìm cơ hội để làm ra thật nhiều tiền và dành dụm được nhiều hơn. 
  • Họ ý thức khi hành xử đồng tiền: Kiếm tiền là việc ưu tiên nhưng không đánh mất niềm vui sống. 

Truyện ngụ ngôn về chiếc ghế ba chân.

Nhiều người cho rằng việc thành đạt về tài chính đâu phải chuyện dễ - không phải thế đâu. Truyện ngụ ngôn sau đây giúp lý giải điều ấy. 

Ngày xửa ngày xưa có ba thợ thủ công lành nghề. Ngày nọ nhà vua triệu tập cả ba người và yêu cầu từng người nghỉ cách để tạo ra chiếc ghế ba chân thật hoàn hảo (vì nhà vua đang cần). Nhà vua tuyên bố. “ai trong các khanh làm được chiếc ghế ba chân hoàn hảo nhất sẽ được thưởng vô số ngọc ngà châu báo và được tôn vinh khắp nước. Còn hai kẻ thua cuộc sẽ làm mồi cho sư tử. 

Cả ba đều là những trung thần nên họ muốn làm hài lòng quân vương (đồng thời họ cũng chẳng muốn mình trở thành mồi cho sư tử).

Anh thợ thứ nhất vội bắt tay vào việc để trở thành người đầu tiên làm vui lòng nhà vua và anh ta đã chế ra chiếc ghế một chân đỡ lấy mặt ghế tròn. Anh ta hãnh diện đệ trình sản phẩm của mình: “Tâu bệ hạ hạ thần kính dâng bệ hạ chiếc ghế hoàn hảo.” Lúc đầu nhà vua tỏ ra rất hài lòng- đúng là công trình của một bậc thầy. Nhưng rồi nhà vua hỏi, “ngồi cách nào đây?” 

“ Tâiu bệ hạ,” người thợ tự tin trả lời và biểu diễn cho nhà vua xem. Nhưng khi anh ta vừa ngồi lên thì chiếc ghế đổ kềnh và anh ta nằm sóng sượt trên nền nhà. Thế là anh ta bị quẳng vào chuồng sư tử đúng như lời nhà vua đã nói. 

Ngừơi thợ thứ hai biết tin tai họa của người thợ đầu nhưng nghĩ rằng anh là người tin thông hơn. Anh ta đã có cách. Chiếc ghế hai chân hẳng sẽ vững hơn chiếc ghế một chân và chịu được sức nặng của đức vua, kể cả khi trên người nhà vua đầy ngọc ngà châu báo. 

Sau khi làm xong chiếc ghế,anh ta dâng lên nhà vua, và tự hào đây là chiếc ghề hoàn hảo của mình. 

Đúng là một công trình tuyệt vời và chắc chắn nó vững hơn chiếc ghế một chân. 

Nhà vua phán, “Tuyệt lắm”. Nhưng ngồi cách nào đây? 

“Tâu bệ hạ”, anh thợ thứ hai tâu, nó còn mạnh hơn cả bản thân Hercules nữa! xin bệ hạ hãy xem…” 

Nhưng khi anh thợ ngồi lên, anh ta chẳng giữ nổi thăng bằng và ngã sắp mặt xuống nền nhà. Nhà vua nổi giận và truyền ném anh ta vào chuồng sư tử. 

Anh thợ thứ ba suy nghĩ rất lâu cách chế tạo chiếc ghế hoàn hảo và đã học được những lỗi lầm của hai anh bạn trước: Chiếc ghế hoàn hảo phải chắc hơn chiếc ghế đầu và phải vững hơn chiếc ghế của anh bạn thứ hai.

Với tài khéo léo của mình anh ta chế ra chiếc ghế ba chân được bố trí sao cho chúng chia điều trọng tải và cân bằng hoàn hảo sức nặng quanh tâm của nó. 

Anh ta vào cung và khiêm tốn tâu, “tâu bệ hạ” hạ thần xin kính dâng bệ hạ sản phẩm mà bệ hạ đang mong muốn.” 

Đến lúc này thì nhà vua chẳng còn tin vào tài khéo léo của những tay thợ thủ công nữa. Hai kẻ trước đã khoắc lác về sản phẩm của mình rồi. nhưng rồi nhà vua cũng sẵng giọng hỏi, nhưng ngồi làm sao đây!

“ Tâu bệ hạ, hạ thần nghĩ rằng tự bệ hạ xét đoán được. “và nhà vua thận trọng ướm thử vài lần. Chà chà tốt đấy! nó vừa vững vưà chắc. Đúng là tay thợ bậc thầy. Vậy như trẫm đã hứa, giờ khanh muốn bao nhiêu vàng bạc châu báo tuỳ thích và sẽ được tôn vinh khắp nước. 

Sự thể là: Nhà vua thì hài lòng với chiếc ghế ba chân còn người thợ thủ công trở nên giàu có và nổi tiếng. Hàng ngàn chiếc ghế được sản xuất….và người thợ sung sướng suốt đời. 

Thành công về tài chính sẽ vững như kiềng ba chân. Trước tiên bạn phải làm ra tiền, thứ đến phải biết tiết kiệm, và sau hết phải biết đầu tư khôn ngoan. 

Làm giàu giống như chiếc ghế ba chân: Chân thứ nhất là nhu cầu kiếm tiền, chân thứ hai là biết dành dụm đồng tiền mà bạn đã làm ra và chân thứ ba là đầu tư những khoản tiền dành dụm ấy một cách khôn ngoan. 

Cũng như anh thợ đầu, nhiều người nôn nóng tạo sự giàu có và nghĩ rằng cứ kiếm được nhiều tiền hẳn sẽ thành công về tài chính. Tất nhiên chẳng phải như vậy, trừ khi một phần tiền làm ra phải biết để dành và những đồng tiền ấy phải được đưa vào hoạt động.

Lại có những người dành dụm được chút đỉnh nhưng vẫn không giàu vì họ đầu tư kém và đánh mất những gì mà mình dành dụm được.

Chỉ một số nhỏ dân chúng giống như người thợ thủ công thứ ba. Họ làm ra nhiều tiền hơn, họ tiết kiệm từng chút những gì họ làm ra và họ đầu tư những khoản dành dụm ấy một cách khôn ngoan sao cho chúng thật vững vàng và tạo nền tảng cho sự thành công về tài chính và luôn được an toàn.

Thư viện marketing Trích đăng từ "7 cách làm giàu"

6/5/13

Tại sao lại nên khởi nghiệp khi tình hình kinh tế khó khăn?

[Tư vấn MarketingKhởi nghiệp đang là trào lưu và rất nhiều người muốn theo đuổi con đường này. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế suy thoái và rơi vào tình cảnh tồi tệ, không ít người lưỡng lự. Vậy bây giờ có phải là thời điểm tốt để khởi nghiệp hay không? Hãy lắng nghe ý kiến của Paul Graham, một trong những người có ảnh hưởng nhất cộng đồng startup tại Mỹ.


Đây là bài essay của Paul Graham, người sáng lập Y-Combinator, vườn ươm khởi nghiệp thành công và nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Nhiều chuyên gia sợ rằng nền kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay không khác gì những năm 75 thế kỉ trước…

Nhưng đấy cũng là thời điểm Microsoft và Apple được thành lập.

Điều đó gợi ý rằng lúc kinh tế suy thoái chưa hẳn là không tốt để bạn khởi nghiệp. Tôi cũng không cho rằng đó là thời điểm tốt. Sự thật còn rõ ràng hơn: Tình hình kinh tế thực ra không ảnh hưởng gì nhiều.

Có một điều chúng tôi rút ra được sau khi đầu tư vào hàng đống các công ty khởi nghiệp (startup) đó là:

"Phẩm chất của người sáng lập mới ảnh hưởng đến sự thành bại. Tình hình kinh tế cũng có ảnh hưởng, nhưng chả là gì so với vai trò của người sáng lập."

Điều đó có nghĩa rằng vấn đề ở đây là bạn là gì chứ không phải bạn khởi nghiệp khi nào. Nếu bạn giỏi, bạn sẽ thành công ngay cả khi kinh tế xấu. Ngược lại, nếu bạn kém thì nền kinh tế dù có tốt cũng chẳng cứu được bạn. Nếu cứ nghĩ rằng “Không nên bắt đầu kinh doanh khi kinh tế đang xấu” thì cũng dở chả khác gì cho rằng “Cứ đơn giản mở một công ty là sẽ giàu” khi thị trường có dấu hiệu bong bóng.

Vậy nếu muốn tăng cơ hội cho mình, bạn nên quan tâm đến việc tìm người đồng sáng lập nhiều hơn là tình trạng của nền kinh tế. Và những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty sẽ không nằm ở các bản tin, mà ở trong tấm gương, khi bạn nhìn vào chính bản thân mình.

Nhưng với những người đang muốn khởi nghiệp, có đáng để chờ cho đến khi kinh tế sáng sủa hơn? Có thể đáng để chờ nếu bạn định mở một nhà hàng, nhưng chả ích gì khi bạn làm công nghệ. Công nghệ phát triển nhanh hay chậm độc lập với thị trường chứng khoán. Vậy nên khi có ý tưởng, bắt tay vào làm ngay sẽ tốt hơn là ngồi chờ. Sản phẩm đầu tiên của Microsoft là trình thông dịch Basic cho máy Altair, và đó chính là thứ người ta cần khi đó vào năm 1975. Nếu Bill Gates và Allen hoãn đến năm sau thì có lẽ đã quá muộn.

Tất nhiên bạn còn nhiều ý tưởng khác nữa sau này. Luôn có những ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn đang có một ý tưởng cụ thể, hãy tiến hành làm ngay.

Điều này cũng không có nghĩa rằng bạn có thể lờ đi tình hình kinh tế. Khi kinh tế khó khăn thì cả khách hàng lẫn nhà đầu tư đều ít tiền. Khi khách hàng không dư dả thì cũng không hẳn là vấn đề, thậm chí bạn còn có thể đắc lợi từ đó bằng cách bán các sản phẩm giá rẻ. Các công ty mới thường cạnh tranh bằng giá thấp, vì vậy ở khía cạnh này khi kinh tế khó khăn bạn sẽ có lợi hơn các công ty lớn.

Nhà đầu tư mới là vấn đề thực sự. Thường các startup cần phải có một khoản đầu tư bên ngoài, và khi kinh tế không tốt các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn. Thực ra họ không nên như vậy. Ai cũng biết rằng ta nên mua khi tình trạng kinh tế xấu (giá rẻ) và nên bán khi kinh tế tốt. Nhưng, trong thị trường cổ phiếu, thời điểm tốt được định nghĩa là lúc mọi người đều nghĩ nên mua vào, mà thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Và đó là lý do tại sao chỉ có một số nhỏ những người đi ngược với đám đông mới có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Thế nên, vào năm 1999, khi bong bóng dot-com bùng nổ, nhà đầu tư chen lấn nhau để mua vào cổ phiếu của một startup tồi, và hiện nay ta có thể đoán là họ sẽ lại dè dặt mua ngay cả những cổ phiếu của công ty tốt.

Bạn cần phải thích ứng với điều này. Thực ra cũng chả phải điều gì mới: các startup luôn phải thích ứng với sự đỏng đảnh của nhà đầu tư. Thử hỏi bất kì người sáng lập ở bất kì ngành nào xem nhà đầu tư của họ có hay õng ẹo không, và để ý đến thái độ của họ xem. Nay phải giải thích làm cách nào công ty của bạn sẽ phát triển, mai phải giải thích làm cách nào để chống chọi với suy thoái.

(Thật ra đấy cũng là việc tốt. Nhưng những sai lầm của nhà đầu tư không phải là cách họ phán xét mà họ luôn có xu hướng tập trung vào một vấn đề mà bỏ qua các vấn đề khác.)

Thật may, cách bạn làm startup cũng giống như cách bạn chống chọi với suy thoái: vận hành với chi phí thấp nhất có thể. Bao năm nay tôi vẫn luôn nói với các nhà sáng lập rằng con đường chắc chắn nhất đi đến thành công đó là trở thành “những con gián” trong một thế giới toàn các tập đoàn khổng lồ (biết khôn ngoan lựa chọn vị trí an toàn cho mình, dù vị trí đó không được hào nhoáng cho lắm). Khi hết tiền, một startup sẽ chết ngay lập tức. Vì vậy chi phí hoạt động càng thấp thì bạn càng khó chết. Và cũng thật may mắn chi phí hoạt động cho một startup thường thấp. Dù một đợt suy thoái thế nào xẩy ra thì nó vẫn cứ rẻ.

Nếu thảm họa hạt nhân có xẩy ra thì thà làm “con gián” còn hơn giữ việc làm ở các công ty lớn. Khách hàng sẽ ra đi lần lượt khi họ không còn đủ tiền trả cho bạn, nên bạn sẽ không bất ngờ mất hết khách. Thị trường không đối xử với bạn như cách các công ty “sa thải nhân sự”.

Giả sử nếu bạn đã bỏ việc, startup của bạn thất bại và bạn không tìm được việc làm khác thì sao? Sẽ là vấn đề nếu bạn làm việc trong mảng sale và marketing, vì sẽ cần hàng tháng trời để tìm việc mới khi kinh tế khó khăn. Nhưng các hacker (những người đam mê và có khả năng trong ngành công nghệ nói chung) thì linh động hơn. Những hacker giỏi luôn tìm được việc gì đó để làm. Có thể không được như mơ những ít nhất cũng không chết đói.

Một lợi thế khác khi kinh tế xấu đó là sẽ có ít cạnh tranh hơn. Công nghệ cũng như những đoàn tàu đều đặn rời ga. Nếu mọi hành khách khác đang nép vào góc vì sợ, bạn có thể có cả khoang để đi.

Là người sáng lập, bạn cũng là một nhà đầu tư. Bạn mua cổ phiếu bằng công sức của mình. Lý do Larry và Sergey giàu không hẳn bởi họ đã làm ra những thứ trị giá hàng chục tỉ đô, mà bởi họ là những nhà đầu tư đầu tiên vào Google. Và cũng như bất kì nhà đầu tư nào khác, bạn nên mua khi tình hình khó khăn.

Vài đoạn trước bạn có gật gù đồng ý rằng mấy tên đầu tư thật ngu không, khi tôi nói họ chần chừ đầu tư vào thị trường xấu, ngay cả khi đó là thời điểm đáng lý ra rất nên đổ tiền vào? Các ông sáng lập cũng không khá hơn. Khi tình hình khó khăn, nhiều người chọn con đường đi học tiếp. Chắc hẳn lần này cũng vậy. Thực ra, chính tại vì hầu hết mọi người đều không tin những gì tôi nói ở vài đoạn trước – ít nhất là họ cũng không dám làm thử như tôi nói.

Vậy có thể thời kì suy thoái là lúc tốt để khởi nghiệp. Cũng khó nói liệu lợi thế từ việc ít bị cạnh tranh có bù được bất lợi khi ít được đầu tư không. Dù sao kiểu gì cũng không phải là vấn đề lắm. Quan trọng là ở con người. Và dù là ai đi chăng nữa nhất là trong ngành công nghệ, thời điểm hành động luôn là ngay bây giờ.

Gia Khánh
--------0--------

Những nghề "HOT" dù suy thoái kinh tế

“Khó khăn” là từ nhiều người dùng để miêu tả cuộc sống của họ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Khó khăn từ việc “chạy ăn” đến “công việc, thu nhập,...”. Tuy nhiên, không phải lúc nào suy thoái cũng đi liền với khó khăn.

Chuyên gia nghề nghiệp Andrea nói: “Suy thoái là thời điểm kinh tế chậm lại và sự phát triển của một quốc gia bắt đầu giảm sút. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại lớn về tài chính vì vậy việc cắt giảm nhân sự là điều khó tránh khỏi. Ý nghĩ khó có thể tồn tại trong thời kỳ suy thoái đã và đang chiếm lĩnh tâm trí của nhiều người. Tuy nhiên, suy thoái không có nghĩa là không thể kiếm tiền để nuôi sống gia đình, bản thân”.

Dưới đây là danh sách những công việc sẽ đem lại cho bạn thu nhập ổn định dẫu cho kinh tế có suy thoái.

1. Kỹ năng sáng tạo của bạn như nhiếp ảnh, hội họa có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập. Đầu tư một khoản nhỏ vào studio chụp ảnh là một ý kiến không tồi để bạn vừa có thể thỏa sức theo đuổi ước mơ, thể hiện tài năng vừa giúp gia đình kiếm tiền trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn.

2. Làm đẹp bao giờ cũng là nghề “hot” vì đánh vào tâm lý con người. Ai cũng mong muốn mình đẹp hơn, tự tin hơn và đó là lí do làm đẹp luôn có thị trường dẫu cho kinh tế có suy thoái. Đầu tư vào một cửa hiệu làm đầu, spa hay một thứ gì đó liên quan đến làm đẹp là bạn đã có thể bắt đầu thiết lập lại cuộc sống của bản thân.

3. Lập một văn phòng nhỏ để tư vấn cho khách hàng về pháp luật liên quan đến thuế. Một người có kiến thức tốt về các loại hình thuế cùng những thứ liên quan sẽ là khởi nguồn tốt cho một kế hoạch kinh doanh. Đơn giản với một chiếc bàn, máy tính, phần mềm khai thuế là bạn đã có một văn phòng tư vấn sẵn sàng “tác chiến”.

4. Nếu giảng dạy là niềm đam mê thì đây là thời điểm dành cho bạn. Bạn có thể tìm những trung tâm ngôn ngữ để thực hiện ước mơ.

5. Bắt đầu buôn bán những mặt hàng tiêu dùng tại nhà cũng là một sự lựa chọn không tồi. Mặc dù kinh tế có suy thoái nhưng những nhu cầu hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ sẽ không thể thiếu. Vì vậy, khi nào con người còn nhu cầu thì công việc của bạn còn phát huy tác dụng và ngược lại. Tuy nhiên, không ai là không có nhu cầu vì thế đừng quá lo lắng.

6. Cũng theo chuyên gia Andrea: “Một số doanh nghiệp duy trì được trạng thái ổn định ngay cả khi kinh tế suy thoái. Trong thực tế, họ cần có một nguồn lao động tạm thời để đối phó với các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Hãy thử tìm kiếm một “chân” trong nguồn lao động dự bị để tạm thời đảm bảo cho cuộc sống.

7. Các trang web và blog cũng có thể trở thành nguồn thu nhập cho bạn trong thời kỳ suy thoái. Bằng cách đặt quảng cáo thông minh trên các trang web, bạn có thể kiếm được một lượng tiền nhất định thông qua thế giới ảo.

8. Một tiện ích nữa của thế giới ảo đó là buôn bán hàng qua mạng. Đây đang được xem là một hình thức kinh doanh hiện đại với vốn đầu tư nhẹ nhàng mà lợi nhuận thu được lại cao. Bạn có thể buôn bán nhiều mặt hành khác nhau như quần áo, giày dép, túi xách, điện thoại,...
Thảo My

--------0--------

Sử dụng đồng tiền thời buổi khó khăn

Khi kinh tế khó khăn, một trong những nơi bạn có thể tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan nhất đó là những người từng trải qua thời khủng hoảng - chẳng hạn như ông bà của bạn. Và đây là 10 ý tưởng bạn có thể thu được từ họ, đăng trênthestreet.

1. Tiết kiệm không phải là từ xấu

Nhiều người thường đánh đồng sự tiết kiệm với "rẻ tiền", nhưng điều đó không phải là sự thật.

Tiết kiệm đơn giản là sử dụng tối đa những gì bạn có và mua, không mua những thứ bạn không thực sự cần đến.

Trong khi ông bà cha mẹ bạn học được cách tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn, nhiều người vẫn tiếp tục làm điều đó kể cả khi kinh tế đã khá lên, và điều đó giúp họ giàu có.

2. Sử dụng những gì bạn có

Trong một xã hội tiêu thụ, bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải luôn có thể được giải quyết bằng tiền. Nếu có thứ gì hỏng, chỉ việc ra ngoài mua thứ mới. Nếu có thứ gì vỡ, ra ngoài mua thứ thay thế.

Nhưng thời của ông bà bạn, khi có thứ gì vỡ, việc đầu tiên họ làm là xem có thể sửa chữa được không. Nếu không thể sửa được, thì trước khi vứt vào sọt rác, họ cũng sẽ xem liệu nó có ích vào việc khác hay không. Không có lý do gì để ra ngoài và tốn tiền vào một thứ mới trong khi bạn có thể vẫn tìm cách sử dụng lại món đồ mà bạn đã có.

3. Tự mình xử lý nếu có trục trặc

Khi sửa chữa thứ gì đó, việc đầu tiên ông bà bạn làm là tự mình tìm hiểu vấn đề. Thay vì gọi cho thợ, trước tiên họ xem mình có thể làm được hay không.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết công việc sửa chữa không thực sự khó như bạn tưởng, và bạn có thể tự mình làm với một chút tìm tòi và kiên nhẫn.

4. Mọi vật đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích

Mọi người có xu hướng mua một món đồ cụ thể và sử dụng nó cho mục đích duy nhất ấy. Điều mà ông bà bạn biết rõ là mọi thứ đều có thể tái sử dụng trong vòng đời của chúng. Chiếc áo sơ mi sờn cổ, không thể mặc ra ngoài có thể trở thành cái áo ngủ ban đêm, và trở thành giẻ lau khi nó bắt đầu thủng lỗ.

5. Nợ nần là điều nên tránh

Trong thời đại của thẻ tín dụng, khi tiêu tiền, điều mà bạn không có hiện nay là sự tư vấn rằng làm điều đó đúng hay sai, trong khi thời của ông bà bạn, mọi người đều tin chắc nợ nần là điều nên tránh. Nếu họ có tiền, họ sẽ đơn giản là vạch ra kế hoạch để thực hiện việc mình muốn. Mượn bạn bè hoặc người thân, tiết kiệm tiền hoặc tìm một thứ khác để dùng thay thế..

6. Tích cốc phòng cơ (để dành cho lúc khó khăn)

Mọi người đều biết rằng trước sau gì sẽ có những ngày mưa gió. Ông bà của bạn hiểu rõ điều này và đặc biệt để dành tiền cho những ngày mưa gió ấy. Còn giờ đây, bạn nên nghĩ rằng sẽ là chuyện bình thường khi để dành một quỹ khẩn cấp, khi tài chính không đi đúng hướng như bạn hình dung.

7. Đồ cũ cũng có thể tốt như đồ mới

Việc mua một chiếc ô tô cũ còn tốt mới qua sử dụng 2-3 năm đã trở thành lời khuyên tài chính cho những ai muốn sở hữu xe hơi. Ông bà của bạn hiểu rằng chuyện xảy ra với người chủ cũ không có nghĩa là đồ vật đó bị xem là vô giá trị. Họ cũng biết rằng điều này không chỉ đúng với xe hơi, mà còn mở rộng sang hầu hết lĩnh vực khác, khi mà thị trường đồ second-hand hết sức phong phú.

8. Thời trang không phải là mục tiêu chính

Khi mua bán, ông bà của bạn biết rằng không phải bề ngoài của thiết bị đó thế nào, mà là nó làm được gì mới quan trọng. Một chiếc Rolex trông sang đấy, nhưng nó không hiện giờ tốt hơn một chiếc đồng hồ thường mua tại cửa hàng gần nhà. Hãy học cách mua đồ vật vì chức năng của nó chứ không phải vì ngoại hình để tiết kiệm tiền.

9. Mặc cả

Khi phải mua một món đồ, ông bà của bạn không chạy tọt ra cửa hàng và khuân về ngay. Họ sẽ bỏ thời gian để mặc cả. Việc đó có nghĩa là tìm hiểu mặt bằng giá rồi đợi đến khi phù hợp, chứ không chỉ là rút thẻ tín dụng ra và mua, ngay cả khi trong thẻ không đủ tiền. Mặc cả mất thời gian, nhưng khi làm được, bạn sẽ có thành quả lớn.

10. Bánh ở nhà là ngon nhất

Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể mua bán thuận tiện, thật khó mà nhớ được lần cuối cùng bạn tổ chức bữa ăn ở nhà là khi nào. Điều mà ông bà bạn biết là không chỉ rẻ hơn, mà món ăn do mình nấu ở nhà cũng ngon hơn nhiều. Hãy nghĩ thế này, có bao giờ bạn định bán đĩa bánh của ông bà làm cho bất kỳ hiệu bánh tên tuổi nào?

Những cách tiêu tiền trên dường như quá đơn giản trong thời đại mà các công cụ kinh tế đầy rẫy như hiện nay, nhưng nguyên tắc sống dưới mức tiềm năng, tích cốc phòng cơ, đạt được bằng cấp và đầu tư vào tương lai vẫn là những châm ngôn có thể mang lại ích lợi cho rất nhiều người ngày nay.

Thuận An
(*) Sưu tầm & tổng hợp: tư vấn khởi nghiệp