18/6/12

Viral Marketing

[Marketing4u.vn] Bật mí về Viral Marketing

Viral Marketing – “Marketing lan truyền” là một hình thức Marketing áp dụng trên một cộng đồng xã hội đang hiện hữu nhằm mục đích tạo nhận biết cho khách hàng hoặc đạt được một mục tiêu trong kinh doanh nào đó.

Viral Marketing là gì?


Trước tiên mọi người cần hiểu rõ về các thuật ngữ sau:

Word of Mouth: là hình thức Marketing truyền miệng, một hình thức tiếp thị được thực hiện dựa trên thói quen trao đổi, giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của con người

Buzz Marketing: có thể hiểu là Word of Mouth Version 2.0, đó là hình thức các Marketer đưa các nội dung (dạng tin đồn có kịch bản) vào thói quen trao đổi, giao tiếp con người.

Viral Marketing: với sự phát triển của Internet, tốc độ của các lan truyền tin tức ngày càng nhanh.Việc lan truyền các nội dung (video, text, hỉnh ảnh…) có kịch bản, dựa trên nền tảng Internet được các Marketer gọi là Viral Marketing (hay còn gọi là Marketing lan truyền như Virus).

Viral marketing đòi hỏi chi phí không cao so với các loại hình khác, nhưng sự sáng tạo là yếu tố tối cần thiết của loại hình marketing này. Viral Marketer khuyến khích các đối tượng truyền tải thông điệp một cách “tự nguyện”. Thông điệp chuyển tải có thể là một Video clip, câu chuyện vui, Flash game, ebook, software, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text.


Một quy trình Viral Marketing Campaign chuẩn

1.Tạo thông điệp

- Xác định MỤC TIÊU & ĐỐI TƯỢNG Viral Marketing,

- Tạo ra THÔNG ĐIỆP phù hợp, có thể là Video, hình ảnh, text, hoặc phần mền….

- Thông đệp cần có: tính hấp dẫn, sự tò mò thú vị, hoặc một thông tin có ích cho người nhận

Nội dung phải rất sáng tạo, thu hút sự chú ý của khách hàng, và khiến họ chia sẻ quảng cáo đó với những người khác. Một thông điệp sáng tạo sẽ được lan truyền theo cấp số mũ, ngược lại, một mẩu quảng cáo không gây hứng thú có thể sẽ kéo cả chiến dịch thất bại.

2.Chọn kênh truyền thông điệp

- Xác định rõ đối tượng mà bạn muốn nhận thông điệp và chọn một kênh phù hợp.

- Chọn kênh truyền thông có tính chia sẻ & lan truyền dễ dàng: Social Network, Hot Blogger,..

3.Đo lường hiệu quả

- Định tính: phản ứng của người nhận thông điệp?
Sự ảnh hưởng của thông điệp đến hình ảnh đơn vị chủ quản

- Định lượng: tốc độ lan truyền thông điệp, Độ phủ của thông điệp và quan trọng là doanh thu.

4.Quản lý rủi ro

- Phản ứng không tốt từ người nhận thông điệp

- Những sai lệch của thông điệp khi truyền đi: cách theo dõi và giải quyết

Viral Marketing có tính tương tác và sáng tạo cao, nên không loại trừ khả năng sẽ có những phản hồi không mong muốn từ phía khách hàng như hiểu sai thông điệp hay có những nhận xét bất lợi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lên kịch bản ứng phó với rủi ro và thường xuyên kiểm soát tình hình để có những phản ứng thích hợp và kịp thời.

Viral Marketing là một hình thức quảng cáo vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam. Tuy có chi phí thấp, nhưng sức lan tỏa của hình thức này không hề yếu, cùng với đó những rủi ro luôn tiềm ẩn. Nó như một con dao hai lưỡi, đòi hỏi doanh nghiệp phải “cao tay ấn” khi tiến hành một chiến dịch marketing lan truyền.

Theo: iNET
Sưu tầm: Masgroup.vn

8 chiến dịch viral marketing xuất sắc
1. Will it Blend?
Mỗi clip xay nát iPhone 4, bóng golf... của Blendtec thu hút hàng triệu lượt xem.
2. Diet Coke + Mentos Explosions
13 triệu người xem 2 "nhà khoa học" tạo vụ nổ khi trộn Mentos và đồ uống Diet Coke với nhau.
3. Dove Evolution
Trong 1 phút, một phụ nữ bình thường trở nên lộng lẫy nhờ phần mềm chỉnh sửa ảnh. Chiến dịch "Vẻ đẹp đích thực" của Dove hiện đã thu hút vài chục triệu view.
4. Guys Backflip Into Jeans
Chiến dịch của hãng Levis được quay "nghiệp dư" để trông như clip do người dùng tự tạo, trong đó một số người mặc quần bằng cách nhảy vào 2 ống.
5. Sony Bravia
Loạt quảng cáo Sony HDTV rất được yêu thích trên mạng, kể về sự xuất hiện của những chú thỏ gốm ở New York với kỹ xảo time-lapse và stop-motion.
6. Evian Live Young - Baby Roller
Evian sử dụng công cụ "câu view" hữu hiệu: những đứa trẻ dễ thương được tạo ra từ công cụ đồ họa máy tính.
7. Kobe Jumps Over a Speeding Car
Video quay ngôi sao bóng rổ Kobe Bryant nhảy qua xe Aston Martin cũng được quay "nghiệp dư" nhưng nổi bật lên là logo và đôi giày Nike.
8. Bruno Kammerl Jumps
Microsoft Đức quảng cáo gói sản phẩm Office Project 2007 bằng cú nhảy thần sầu mà nhiều người khẳng định là giả mạo của Bruno Kammerl.