Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

12/4/09

Thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng

[Tư vấn Marketing- Giá cả đã mất ngôi số 1 của nhiều năm trở về trước trong việc quyết định đến hành vi tiêu dùng của người dân Việt. Điều này đã được khẳng định cả trong hai cuộc điều tra gần đây, một của Thời báo Kinh tế VN và Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện, một do Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách chiến lược (Agroinfo), Bộ NN&PTNT tiến hành.Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Thương mại hiện đại cuốn hút dân Việt

11/4/09

Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tự bảo vệ hàng hoá?

Thương Hiệu - Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bị 37 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhưng lại chưa từng sử dụng được các biện pháp đó để bảo vệ hàng hoá của mình. Buổi toạ đàm "Bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước" vừa qua đã mổ xẻ vấn đề này. Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Vì sao các vụ kiện thương mại có xu hướng gia tăng?
* Doanh nghiệp Việt Nam có khó đi kiện?

9/4/09

Mô hình nào cho chiến lược marketing?

[Tư vấn Marketing]- Khi E. Jerome McCarthy (Đại học Harvard) viết cuốn sách Marketing cơ bản (Basic Marketing) vào năm 1960, có lẽ ông cũng không lường trước được mức độ ảnh hưởng của mô hình 4Ps mà ông giới thiệu dựa theo khái niệm marketing mix.

4Ps - Bộ khung cơ bản

Nguyên văn 4Ps lúc đó được hiểu như sau:

• Product: Sản phẩm được định hình từ những nhu cầu căn bản của người tiêu dùng.
• Price: Quyết định về giá sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất, điều hành từ chính bản thân công ty và vị thế của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
• Place: Cách thức phân phối sản phẩm.
• Promotion: Các loại hình quảng bá sản phẩm.

Làm thế nào viết blog công ty?

[Tư vấn Marketing]  LTS: Blog công ty có thể là lựa chọn thích hợp vào thời kỳ này nếu các doanh nghiệp cần một công cụ tiếp thị hiệu quả và ít tốn tiền. TBKTSG giới thiệu bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm blog công ty của ông Tim Russell, nguyên giám đốc tiếp thị của một khách sạn bốn sao tại TPHCM, hiện là Giám đốc tiếp thị của Công ty cung cấp dịch vụ du lịch Come&Go Vietnam.

Trong khi blog xuất hiện khởi thủy như một dạng “báo chí cá nhân” trực tuyến, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Đến nay chẳng còn lạ gì chuyện một công ty có riêng trang blog cho mình. Các công ty như Boeing, GM, IBM và Google là những bloggers (người viết blog) tích cực, mỗi tháng thu hút hàng triệu lượt truy cập.

Giữ vững tinh thần và gieo kỳ vọng

Học marketing - Muốn đưa được doanh nghiệp của mình qua khỏi cơn bão khủng hoảng hiện nay, các nhà quản lý doanh nghiệp cần giữ được niềm tin cho mình và vực dậy tinh thần nhân viên.

Làm ăn khi kinh tế phát triển ổn định, hàng ngày các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp đã phải đối đầu với áp lực đào thải của quy luật cạnh tranh. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, áp lực đó càng nặng nề hơn bao giờ hết. Vì thế, chẳng có gì lạ khi không ít doanh nhân trong nước đang cảm thấy mất phương hướng khi họ phải chứng kiến những thay đổi, thậm chí sụp đổ, trong kinh doanh quá nhanh trong một thời gian quá ngắn.

Để ý tưởng của bạn được đồng nghiệp đón nhận

Học Marketing - Bạn đang trong một cuộc họp thảo luận về dự án mới. Sau nhiều ý tưởng được đưa ra mà chưa có kết quả, bạn cũng rụt rè nêu một ý tưởng nhưng không được ai để ý. Một đồng nghiệp khác đứng lên nói lại ý của bạn mà mọi người rất hưởng ứng.

Tại sao vậy? Theo nhà tư vấn tâm lý, giáo sư Sonia Herasymowych, một trong các lý do là cách mọi người thể hiện lối suy nghĩ của mình. Nếu muốn ý tưởng của bạn được mọi người đón nhận thì bạn không chỉ cần chọn thời điểm để nói mà còn cần biết trình bày làm sao để nhận được sự chú ý của mọi người.

Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về giá

[Tư vấn Marketing] Kết quả điều tra các hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM do SGTT thực hiện cho thấy, yếu tố giá cả được quan tâm ngày càng nhiều trong mua sắm các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Trong ba yếu tố chọn mua được người tiêu dùng quan tâm nhất là dễ mua, thương hiệu và giá cả thì giá là yếu tố có tỷ lệ tăng liên tục từ đầu tháng 3 đến nay.
Chi tiết>>

Quảng cáo trên internet - Giá thấp, hiệu quả không rõ

[Tư vấn Marketing] AC Nielsen đã công bố doanh số quảng cáo trên môi trường internet Việt Nam là 2,81 triệu USD, chỉ chiếm 0,5% doanh số quảng cáo của cả năm 2008. Ông Vũ Minh Trí, tổng giám đốc Yahoo Việt Nam nói: “Quảng cáo trên internet chưa mạnh trên toàn cầu chứ không riêng Việt Nam. Singapore, doanh số quảng cáo trên mạng năm 2008 cũng chỉ chiếm tỷ trọng 4 – 5%”.
Chi tiết>>

8/4/09

Kiếm 2 triệu đôla trong cơn khủng hoảng

Tài chính marketing - "Thị trường chứng khoán chao đảo, cổ phiếu rớt giá mạnh, khoản tiền đầu tư của tôi gần như mất trắng. Trở lại New York vào tháng 2/1959, tôi đã hoàn toàn bình phục sau cú sốc, tôi bắt đầu tư lại vào thị trường và đã kiếm được khoản tiền 2 triệu đôla ", Nicolas Darvas nhớ lại những ngày ở phố Wall.

Ông kể lại: "Tôi vẫn còn cảm nhận được những vết bầm tím nhưng cũng cảm thấy mạnh mẽ hơn và tự tin hơn sau những trải nghiệm không thành công. Tôi đã học được bài học cuối cùng của mình. Bây giờ tôi biết rằng tôi phải kiên định với phương pháp mà tôi đã tạo ra. Tôi đã học được rằng nếu tôi xa rời nó, thậm chí chỉ một lần, tôi sẽ gặp rắc rối. Toàn bộ cấu trúc tài chính của tôi ngay lập tức sẽ bị nguy hiểm. Nó có thể sụp đổ như một ngôi nhà làm từ những quân bài.

Trở thành lãnh đạo giỏi trong 26 tuần

Học marketing - Chúng ta đang sống trong thời đại mà hầu như mọi nhu cầu đều có thể được đáp ứng ngay tức thì. Muốn đọc một cuốn sách hay nghe một bản nhạc, bạn có thể tải từ Internet trong nháy mắt. Khi đói, bạn có thể gọi đồ ăn đến tận cửa. Nhưng trở thành nhà lãnh đạo giỏi thì sự tức thì này là không thể.

Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần loại bỏ tâm lý nóng vội vì đây là cả một quá trình diễn ra chậm rãi và từng bước một. Nếu bạn là người thiếu nhẫn nại, khao khát thành công trong phút chốc, thì chỉ với 26 tuần bạn có thể rèn mình trở thành nhà lãnh đạo tốt. Nên nhớ, bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba chỉ sau một đêm, nhưng bạn có thể tài giỏi hơn từng ngày. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn trong 2 tuần đầu tiên.

Lãnh đạo trong thời khủng hoảng

Học marketing - Vấn đề vĩ mô nhất trong kinh doanh là môi trường thay đổi còn công ty thì không. Nếu công ty không thích ứng kịp thời với thay đổi của môi trường kinh doanh, sẽ bị đối thủ lấn lướt, buộc sáp nhập hoặc ngừng kinh doanh.

Đây cũng là thực tế dành cho các nhân viên. Nếu nhân viên không thay đổi và thích nghi thì giá trị của họ trong công ty sẽ ngày càng bị lu mờ. Nếu giá trị của một nhân viên xuống thấp hơn tổng chi phí mà công ty bỏ ra cho anh ta thì cấp bậc nghề nghiệp của anh ta sẽ thay đổi.

7 lý do nên khởi nghiệp ngay bây giờ

Khởi nghiệp - Phần lớn các cuộc suy thoái trong lịch sử thường diễn ra trong vòng 10 tháng, sau đó là quá trình phục hồi và phát triển mạnh kéo dài 50 tháng. Nếu kinh tế thế giới tuân theo quy luật này, bây giờ là thời điểm vàng để các doanh nhân trẻ nhập cuộc.

Có 7 lý do giải thích tại sao bạn nên bắt đầu gia nhập thương trường ngay bây giờ.

1. Mọi thứ đang rẻ hơn trước rất nhiều

Chi phí đất đai, trang thiết bị cho tới mặt bằng thương mại, nhân công đang ở mức thấp, một điều kiện lý tưởng cho các thương vụ làm ăn. Gia nhập thị trường bất động sản cũng như thị trường tài chính lúc này cũng rất thích hợp bởi giá các loại tài sản đều giảm mạnh. Với lĩnh vực liên quan tới máy móc công nghiệp và xây dựng, đây cũng là thời điểm lý tưởng. Nhiều người đã phải chờ đợi hàng năm cho tới lúc giá cả thị trường về mức hợp lý để nhập cuộc và thời điểm đó đã tới.

7 đại xu hướng của năm 2010

Bieu doHọc marketing - Ảo tưởng, huyễn hoặc, ngây thơ - ấy là kết luận của những người đứng trước viễn cảnh tươi hồng được vẽ ra trên tinh thần lạc quan về một thế giới có xúc cảm và ý thức. Thế nhưng xác đáng, thực tế, sáng suốt - mới là cách đánh giá trúng nhất về những hiện tượng nổi bật của thời đại chúng ta đang sống.

Hai phản ứng trái ngược nhau nhưng không hẳn mâu thuẫn với nhau và hoàn toàn có thể nảy sinh một cách logic khi người ta đọc tác phẩm Megatrends: The Rise of Conscious Capitalism (7 đại xu hướng 2010). Cuốn Megatrends 2010 nêu bật 7 xu hướng lớn của đời sống xã hội, kinh tế và tinh thần đang đang hợp lưu thành một dòng chảy lớn, một luồng cải biến toàn diện và sâu sắc.

7/4/09

25 mục tiêu lâu dài cho quản lý

Học marketing - Câu hỏi đặt ra là: Điều gì trong cách quản lý của các tổ chức lớn gần đây đã làm tổn hại khả năng phát triển thịnh vượng của họ trong nhiều thập kỉ tới; và trong trường hợp đó, đâu là những thay đổi cơ bản về nguyên tắc, quá trình và hoạt động quản lý cần thiết? Chi tiết>>

Chiến lược Tiếp thị và chiến lược Thương hiệu

Thương Hiệu - Chiến lược tiếp thị (marketing strategy) là chiến lược được sử dụng để làm thế nào đưa hàng “bán ra thị trường” một cách tốt nhất. Xuất phát từ nguồn gốc của từ “market” nghĩa là “chợ” hay “thị trường”, chữ “marketing” trong trường hợp này có nghĩa là “làm thị trường” - bao gồm việc tạo ra hoặc thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường (của sản phẩm/thương hiệu) - đồng nghĩa với việc làm thế nào để hàng của mình được “bán ra thị trường” một cách tốt nhất. 

Chiến lược tiếp thị là con đường, là cách thức để “đưa” hàng ra thị trường và tiêu thụ một cách tốt nhất. 

Từ mục đích này, chiến lược tiếp thị thường được các công ty hoặc là tự xây dựng, hoặc thông qua các công ty tư vấn tiếp thị để xây dựng, dựa trên cơ sở của những mục tiêu ngắn hạn, thường là một năm, có khi ba hoặc năm năm. Mục tiêu của một chiến lược tiếp thị thường nhắm vào doanh số, tỷ suất lợi nhuận gộp, thị phần, độ phủ hàng hóa… 

Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, chiến lược tiếp thị thường được triển khai thông qua các chiến lược 4P (Product, Price, Place, Promotion) hoặc có thể nhiều “P” hơn (People, Process, Physical evidence…) 

Hoạch định chiến lược tiếp thị là một dạng hoạch định “theo chiều rộng”, “đánh” vào từng giai đoạn phát triển của thương hiệu (có thể cùng lúc nhiều thương hiệu) để mở rộng - như mở rộng kênh bán hàng, điểm bán hàng (place), thay đổi, cải tiến chất lượng, bao bì sản phẩm (product), điều chỉnh chính sách giá (price), thiết kế và triển khai các chương trình truyền thông (promotion). 

Chiến lược tiếp thị có trọng tâm là đem lại kết quả bán hàng tốt hơn, và tất nhiên cũng có tác dụng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, nhưng việc thương hiệu mạnh lên, về bản chất là một “hệ quả”, hơn là một mục tiêu chính yếu.

Trong khi đó, chiến lược thương hiệu (brand strategy) chỉ dành cho một thương hiệu duy nhất xuyên suốt từ ý tưởng, định vị, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn tên thương hiệu, logo, xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu…, sau đó mới là quá trình xây dựng cho thương hiệu ngày càng mạnh hơn. 

Chiến lược thương hiệu bao gồm nhiều giai đoạn, xuyên suốt theo “chiều dài lịch sử” của thương hiệu, từ lúc mới khai sinh cho đến lúc đã có tên tuổi - là một hoạch định “theo chiều sâu” lâu dài cho thương hiệu. Giai đoạn nào đã qua thì thôi, chưa qua thì tiếp tục xây dựng, phát triển. Tuy vậy, vẫn có lúc phải quay lại, xem xét lại giai đoạn đã qua (tái định vị, đổi logo, thay đổi nhận dạng thương hiệu…). 

Khác với chiến lược tiếp thị - có trọng tâm là thúc đẩy bán hàng, chiến lược thương hiệu có trọng tâm là xây dựng thương hiệu mạnh (tất nhiên, cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bán hàng)… Một chiến lược thương hiệu xuyên suốt thường bao gồm những hoạt động liên quan đến việc xây dựng thương hiệu mạnh. 

Đó là: ý tưởng sản phẩm và thương hiệu; định vị/tái định vị; phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu; hệ thống nhận dạng thương hiệu; độ nhận biết, độ nhận biết đầu tiên; tính cách thương hiệu; thuộc tính thương hiệu; hình ảnh thương hiệu; mức độ trung thành; chất lượng cảm nhận; thông điệp truyền thông… 

Chiến lược thương hiệu không chú trọng đến doanh số, thị phần, độ phủ trong giai đoạn ngắn hạn, mà chú trọng nhiều đến các yếu tố trên về lâu dài. 

Các công ty hàng đầu thế giới không chỉ chú trọng đến các chiến lược tiếp thị ngắn hạn theo chiều rộng để thúc đẩy bán hàng mà còn chú trọng đến chiến lược thương hiệu dài hạn theo chiều sâu để xây dựng thương hiệu mạnh, với mục tiêu là đem lại giá trị thương hiện - thường cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận ngắn hạn có được do kết quả bán hàng trước mắt.

Nguồn Vietnammarcom