Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

24/9/09

Bài 11: Ì ạch xúc tiến thương mại nội địa

(VNN) Công bố từ tháng 4/2009 nhưng đến nay chương trình “Xúc tiến thương mại nội địa 2009” trị giá 51,2 tỷ đồng mới đi đến giai đoạn… đang chấm thầu. Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm, cộng đồng doanh nghiệp đang rất cần, cả nước dốc sức ủng hộ, thậm chí Bộ Chính trị đã phát động hẳn một cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhưng dường như các cơ quan Nhà nước phụ trách chương trình này vẫn rất đủng đỉnh...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Thêm cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Hàng Việt Nam
>> Vì sao hàng thực phẩm chức năng nội bị ế?
>> Vì sao hàng ngoại thắng thế?
>> Hàng trong siêu thị: Có giảm giá đúng?
>> Thương hiệu khoai tây Đà Lạt: Chưa kịp hình thành đã có nguy cơ mất
>> Xuất khẩu: Dù khó, nhưng lối ra còn nhiều
>> Từ 2010, xuất khẩu thủy sản gặp khó
>> Phối hợp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
>> Mời cũng phải khéo! Quản trị
>> Vượt qua tâm lý ngại va chạm Luật cạnh tranh

22/9/09

Dùng gương mặt lãnh đạo quảng bá cho doanh nghiệp

[Tư vấn Marketing] - Theo giới chuyên gia tiếp thị, việc sử dụng hình ảnh một cá nhân cấp cao vào vị trí đại diện luôn là điều rất đáng cân nhắc và không phải là chiêu thức phù hợp với doanh nghiệp...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Các chuyên gia marketing có thể giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng?
>> Quảng cáo thương hiệu bằng “nhân ảnh”
>> Thuê người và nhờ người Quản trị

21/9/09

Bài 10: 'Yêu' hàng Việt, cơ quan công quyền phải đi đầu

(VNN) Giữa lúc cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đang được phát động sôi nổi, một quan chức Bộ Công Thương vẫn không ngần ngại nói với phóng viên “về mặt quốc gia, xuất khẩu vẫn là ưu tiên, đến lúc thị trường thế giới phát triển thì không bắt buộc về nội địa nữa…”...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> "Bản hoà tấu” cho hàng Việt
>> Kinh tế cửa khẩu - “Tiền đồn” cho hàng Việt
>> Đưa hàng Việt về nông thôn: Khó nhất là khâu tiếp cận
>> Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Thay đổi không chỉ đến từ doanh nghiệp
>> Làm sao để người Việt dùng hàng Việt? - Đạo làm giàu

18/9/09

Nhận diện đúng hàng Việt để kích cầu người Việt

Trước sự xuất hiện tràn lan của nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường, cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Chính phủ đang là một chủ trương đúng, góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, để cuộc vận động này có hiệu quả, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần có giải pháp tích cực để nâng cao vị thế và tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho hàng Việt...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Làm sao để người Việt chọn hàng Việt? Kích thích, nhưng không nên lạm dụng lòng yêu nước của người tiêu dùng
>> Thị trường VN: Hàng giả tràn lan 83% hàng giả bán tại thị trường Hà Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi đó, tại thị trường TPHCM, 65% hàng giả là hàng sản xuất trong nước
>> Bảo hành “hành” người tiêu dùng

17/9/09

16/9/09

Dám tiếp thị để thành công

[Tư vấn Marketing] Đối với một doanh nghiệp non trẻ, marketing chính là yếu tố rất quan trọng để gây dựng và phát triển tên tuổi trên thị trường. Là một doanh nhân trẻ, bạn nên đặt ra một số câu hỏi để chủ động vượt qua những thách thức đang chờ đón ở phía trước...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Để có được công việc mơ ước
>> DN ít khảo sát thị trường
>> Bao bì sản phẩm: Người bán hàng thầm lặng
>> Thời điểm và phương cách giữ nhân viên

Bài 8: Hàng Việt yếu sức do công nghiệp phụ trợ

(VNN) Dệt may, da giày đều là những “mũi nhọn” xuất khẩu hàng đầu. Nhưng trong mắt chuyên gia hàng Việt - Kim Hạnh đây là lại hai ngành đáng lo nhất khi về thị trường nội địa bởi phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nước ngoài...Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Hàng Việt - Bài 3: Doanh nghiệp phải gia cố thị trường nông thôn Bài 2: Để dân dùng hàng Việt, chất lượng là yêu cầu số 1 Bài 1: Người Việt dùng hàng Việt: Bắt đầu từ sữa
>> Công nghiệp ôtô - Giấc mơ lụi tàn?
>> Oằn lưng cõng phí không tên - Kỳ 2: Giảm cạnh tranh vì phí Kỳ 1: Đường đi của một container Thủ tục rườm rà, đường sá ách tắc, “chung chi” dọc đường... là những loại phí không thể kê khai bằng hóa đơn chứng từ đang ngày càng gia tăng. Và tất cả loại phí này góp phần kéo thụt lùi sức cạnh tranh của hàng Việt.
>> Hàng Việt Nam gian nan tìm niềm tin “thượng đế”
>> Làm gì để người Việt dùng hàng Việt? (Nội dung buổi trao đổi online)
>> Hàng nội cô độc trước thị hiếu người Việt
>> Hàng Việt Nam: Tin dùng, hay chấp nhận?
>> Bài 7: Vùng cao cũng 'khát' hàng Việt
>> Bài 6: Hàng Việt không thể ỷ mãi vào 'bà đỡ'
>> Bài 5: Giành lại thị trường từ… sạp
>> Bài 4: Yếu phân phối, hàng Việt còn luẩn quẩn
>> Bài 3: Thép Việt chiếm lĩnh thị trường nhờ... không gian dối
>> Bài 2: Hàng Việt vươn lên bằng chất lượng, sự kiên trì
>> Bài 1: Hàng Việt 'gặt hái” nhờ biết bán… đắt

10/9/09

Nghệ thuật thương thuyết: Tâm lý chiến

(TBKTSG) - Một trong những vũ khí có thể làm cho một cuộc thương thuyết đang nghiêng ngửa phải thay đổi cục diện là yếu tố tâm lý. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Tăng thưởng cho đội ngũ bán hàng thời khủng hoảng
>> VN tụt 5 bậc chỉ số cạnh tranh toàn cầu
>> Tại sao quỹ đầu tư thoái vốn?

7/9/09

Đâu là bản sắc của hàng Made in Vietnam?

[Tư vấn Marketing] Ngày một nhiều doanh nghiệp Việt Nam “mang chuông đi đánh xứ người”. Từ những gợi ý xác đáng của một số doanh nhân Việt Kiều, có thể thấy điểm yếu của các doanh nghiệp hiện nay trong xây dựng thương hiệu. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Doanh nghiệp Việt Nam vẫn yếu khâu bán hàng
>> Tránh sai lầm khi khuếch trương thương hiệu
>> Tự làm hoen ố thương hiệu
>> Thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ và thương hiệu công ty
>> Sống bám thương hiệu lớn
>> Xây dựng thương hiệu bằng scandal

5/9/09

Con người - hiệu quả kinh tế

(TBKTSG) - Một trong những văn hào thấm nhuần tư tưởng phương Đông André Malraux đã nói: “Văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi”. Xin được dùng câu nói bất hủ đó làm lời dẫn đầu cho bài viết này. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?
>> Cơ hội mới - vấn đề là tận dụng

31/8/09

Peter Ferdinand Drucker, nhà tư vấn quản trị bậc thầy

(VnEc) Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm, bài báo phản ánh về đời sống xã hội trong kinh doanh tới những vấn đề của chính phủ và ngành phi lợi nhuận trên thế giới, ông còn nổi tiếng là một chuyên gia tư vấn quản trị và được mệnh danh là “nhà sinh thái xã hội học”. Chi tiết>>

29/8/09

Sáu bài học từ cuộc khủng hoảng

Tài chính marketing - Trong một cuộc thảo luận về những bài học lớn thu được trong thời kỳ khủng hoảng, ông Alan Hassenfeld - Chủ tịch HĐQT công ty Hasbro cho rằng thậm chí những người thông minh nhất cũng không thể biết (và không thể dự đoán) điều gì sẽ xảy ra, và dường như sắp tới là khoảng thời gian đầy khó khăn. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Thói quen của giới doanh nhân. Có một điều mà các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực đều thừa nhận: luôn thiếu những người tài giỏi, có năng lực chuyên môn cho những vị trí chủ chốt.

27/8/09

Đã đến lúc thay đổi cách quản trị

Học marketing - Trong năm qua, lãnh đạo của một số tập đoàn đa quốc gia cùng nhiều học giả kinh tế, tài chính, quản trị đã gặp nhau qua các hội nghị “phê bình và tự phê bình” vì sự sụp đổ của một số mô hình quản trị kinh doanh mà chính họ là những “kẻ hành động”. Người viết bài này, đã có dịp theo dõi những hội nghị như thế, xin chia sẻ với độc giả một vài nét chính thu lượm được. Chi tiết>>

23/8/09

Lãnh đạo trong một môi trường nhiều thay đổi

Tài chính marketing - Anh H. thân mến. Đọc mấy dòng tâm sự của anh trong thư: tôi hiểu anh đang chịu những áp lực mới trong công việc điều hành khi công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán, mở rộng hoạt động trên cả nước và liên kết với các đối tác nước ngoài. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Mua bán sáp nhập doanh nghiệp: Đôi bên cùng có lợi
>> M&A tại VN: Rình rập thôn tính hay hợp tác chiến lược?
>> Từ Franchise đến Licensing
>> Chiếc áo thi đấu giá bao nhiêu?
>> Nhà buôn có cần nói thật?

17/8/09

Kiếm tiền trong thời điểm hỗn loạn

Tài chính marketing - Nền kinh tế luôn luôn biến động lên, xuống. Đó là lý do tại sao công ty chúng tôi có hai sách lược: một để quản lý công ty trong giai đoạn nền kinh tế phát triển và một cho giai đoạn nền kinh tế chững lại. Nếu chúng tôi gặp phải giai đoạn nền kinh tế chững lại, chúng tôi ngay lập tức sử dụng sách lược quản lý dành cho giai đoạn này với nhiều cách ứng xử hay đã được định rõ trong đó. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Các bước trở thành CEO chuyên nghiệp & nghiệp dư

14/8/09

Clip quảng cáo các thương hiệu sang trọng nhất thế giới

[Marketing] Clip quảng cáo của 8 trong số 15 thương hiệu sang trọng nhất thế giới năm 2008. Mỗi clip là một câu chuyện, hấp dẫn và ấn tượng như chính sản phẩm của những thương hiệu này. 


1. Một câu chuyện lãng mạn, nhẹ nhàng với sự xuất hiện của chiếc khăn quàng Burberry nổi tiếng. Xem clip

2. Một thông điệp rất nhẹ nhàng và đáng yêu về cuộc sống của Louis Vuitton. Xem clip

3. Clip quảng cáo đồng hồ Rolex do tay vợt người Thụy Sĩ, Roger Federer, thực hiện cho Wimbledon 2009. Xem clip

4. Quảng cáo các sản phẩm của Prada ngắn gọn nhưng hấp dẫn và gợi cảm. Xem clip

5. Với Channel, nước hoa No.5 luôn là đại diện tiêu biểu nhất. Xem clip

6. Đoạn phim quảng cáo hấp dẫn về sản phẩm nước hoa nam của Bvlgari. Xem clip

7. Thiên thần Gucci xuất hiện và biến mất như nàng Lọ Lem trong câu chuyện cổ tích. Xem clip

8. Mạnh mẽ và nam tính là hình ảnh của quảng cáo nước hoa Dior dành cho nam.Xem clip

Tâm Anh - VnExpress

12/8/09

Lối sống quyết định thành công

Học marketing - Con người không thể chọn lựa họ hàng của mình, nhưng lại có thể chọn lựa suy nghĩ. Và khi ai đó thay đổi thì cả thế giới có thể đổi thay. Lối sống mới, cách suy nghĩ tiên phong đôi khi còn mang lại nguồn của cải vô giá.

Tiến sĩ Bruce Wilkison, tác giả cuốn Lời cầu nguyện của Jabez (The Prayer of Jabez) và Bảy quy tắc dành cho người ham học hỏi (The 7 Laws of the Learner) và nhiều quyển sách bán chạy khác, đã thuật lại câu chuyện về phép nhiệm màu đến từ một lời phê bình có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức về bản thân mình cũng như thay đổi cả tương lai của ông.

9/8/09

Thiếu tầm nhìn - khó giàu

Khởi nghiệp - Năm 1973, Gary Kildall viết hệ điều hành phần mềm cho máy tính cá nhân có tên là CP/M. Năm 1980, IBM bắt đầu hướng đến việc phát triển máy tính cá nhân vì họ thấy được một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực này.

Ngay sau đó, IBM tiếp cận Kildall với ý muốn sử dụng sản phẩm của ông như một phần cốt lõi trong sản phẩm mới của họ. Tuy vậy, Kildall không mấy nhiệt tình với ý tưởng này. Huyền thoại của Thung lũng Silicon nói rằng anh thà bay trên chiếc phi cơ mới của mình và rơi xuống còn hơn là ngồi chung thuyền với IBM.

7/8/09

Xây dựng thương hiệu bằng scandal

[Tư vấn Marketing] Nhà kinh tế học Friedman cho rằng sử dụng người nổi tiếng là cách nhanh chóng để một công ty gây ra được một sự tai tiếng trong mức độ cho phép.

Chẳng hạn sự xuất hiện của một nhân vật nổi tiếng như nam diễn viên Paul Newman cho hãng American Express đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ dễ dàng được để ý.

Diego Garridon, Phó chủ tịch phụ trách Marketing của Công ty VP đã phát biểu rằng “Chúng tôi sử dụng chú mèo Garfield vì sức thu hút “ngôi sao” của nó, để mọi người chú ý đến quảng cáo và tăng độ nhận biềt của họ đối với sản phẩm phòng Embassy Suites và Garfield đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ đó”.

5/8/09

Những ngành tốt nhất để khởi nghiệp trong khủng hoảng

Tài chính marketing - Khủng hoảng kinh tế có thể khiến nhiều người phải lao đao nhưng lại đem đến cơ hội khởi nghiệp cho người khác. Tạp chí INC đã đưa ra 18 ngành tốt nhất để khởi nghiệp hiện nay ở Mỹ… Đây cũng là một nguồn tham khảo tốt cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam đang có ý định khởi nghiệp. Chi tiết>>

3/8/09

Xu hướng và triển vọng M&A 2009-2010

Tài chính marketing - Nói đến thị trường, cần có ba yếu tố cơ bản là cầu (bên mua), cung (bên bán) và hàng hóa. Ngoài ba yếu tố này, thị trường còn chịu sự tác động của nhiều chỉ số vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, pháp lý… Để đánh giá về thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam và xu hướng của nó trong tương lai, cần nhìn lại các yếu tố này. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Bí mật của người sáng lập Ngân hàng Mỹ

2/8/09

Quảng cáo so sánh: Hy vọng cuối đường hầm

[Tư vấn Marketing] Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều công ty ở Mỹ cực chẳng đã phải sử dụng đến quảng cáo so sánh để đấu tranh sinh tồn, giành từng đồng đô la của khách hàng. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Tiếp thị hình ảnh đến nhà đầu tư
>> Trò chơi thương hiệu

31/7/09

Những câu slogan hay nhất mọi thời đại

[Tư vấn Marketing] Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để thành công trong một thị trường gần như bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt. Và slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Dưới đây là những câu slogan (khẩu hiệu) được cho là hay nhất mọi thời đại:

- Be all you can be. US Army - Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

- Friend dont’t let friend drink and drive. US Department of transportation - Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

30/7/09

Chiêu quảng cáo 'rót mật' vào tai thượng đế

[Tư vấn Marketing] Phụ nữ dành thời gian xem ảnh khỏa thân của nữ giới nhiều hơn đàn ông vì họ muốn biết mình tạo dáng hơn kém người mẫu như thế nào. Chi tiết>>

29/7/09

GS Tom Cannon tiết lộ bí quyết thành doanh nghiệp triệu đô


[Tư vấn Doanh Nghiệp"Con đường ngắn nhất để trở thành doanh nghiệp triệu đô là chinh phục được trái tim khách hàng và khẳng định giá trị qua chất lượng", GS Tom Cannon - một trong những nhà vạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới - nói trong buổi diễn trước hơn 50 doanh nhân tại Khách sạn Sheraton (Hà Nội) vào tối 28/7/2009.

Buổi diễn thuyết có chủ đề "Những bí quyết xây dựng doanh nghiệp nhiều triệu đô" nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ 28/7 đến 4/8/2009 của GS Tom Cannon, đến từ trường ĐH Liverpool (Anh).

28/7/09

Tại sao Việt Nam không có thương hiệu nổi tiếng?

[Thương HiệuNhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng không có bất kỳ thương hiệu nào tiêu biểu cho Việt Nam", giáo sư Tom Cannon, nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới, trả lời phỏng vấn riêng VnExpress.net.

- Là cố vấn của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, HSBC, Ernst & Young, IBM..., ông có lời khuyên nào cho Việt Nam trong phát triển thương hiệu?

- Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Để khai thác thế mạnh và xây dựng thương hiệu về lĩnh vực này, cần phát triển nhiều loại thực phẩm mới, có giá trị vượt trội so với thế giới. Nếu như Italy nổi tiếng vì mỳ, các bạn cũng cần đem lại tầm cao hơn cho gạo. Quy trình sản xuất hạt gạo Việt Nam vẫn không thay đổi nhiều so với sau giải phóng. Trong khi đó tại các nước khác, họ đã trồng lúa bằng phương pháp hiện đại, sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh sản xuất, việc tiếp thị hình ảnh, marketing, giới thiệu thương hiệu đến cộng đồng quốc tế cũng rất cần thiết.

27/7/09

Tìm giải pháp cho hàng Việt Nam


[Tư vấn Doanh NghiệpDoanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Marketing ngày nay - từ 4p đến 4c
Bài học vỡ lòng dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành marketing là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P:Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường.

24/7/09

Marketing thời khủng hoảng: Cơ hội cho thị trường mới nổi

[Tư vấn Marketing] Tác động của kinh tế suy thoái đến doanh nghiệp thì nhiều, nhưng trực tiếp nhất đến hoạt động marketing phải kể đến 2 yếu tố tiên quyết nhất. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Việt Nam 'đứng đầu về gian lận quảng cáo'

22/6/09

Giải pháp phục hồi hậu khủng hoảng

Tài chính marketing - 1. Xuất khẩu: Phụ thuộc vào nước ngoài; 2. Tái cấu trúc các ngành; 3. Giúp tìm khách hàng tại “sân nhà”; Áp dụng mạnh hơn nữa các rào cản kỹ thuật để kiểm soát hàng nhập khẩu. Chi tiết>>

12/4/09

Thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng

[Tư vấn Marketing- Giá cả đã mất ngôi số 1 của nhiều năm trở về trước trong việc quyết định đến hành vi tiêu dùng của người dân Việt. Điều này đã được khẳng định cả trong hai cuộc điều tra gần đây, một của Thời báo Kinh tế VN và Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện, một do Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách chiến lược (Agroinfo), Bộ NN&PTNT tiến hành.Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Thương mại hiện đại cuốn hút dân Việt

11/4/09

Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tự bảo vệ hàng hoá?

Thương Hiệu - Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bị 37 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhưng lại chưa từng sử dụng được các biện pháp đó để bảo vệ hàng hoá của mình. Buổi toạ đàm "Bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước" vừa qua đã mổ xẻ vấn đề này. Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Vì sao các vụ kiện thương mại có xu hướng gia tăng?
* Doanh nghiệp Việt Nam có khó đi kiện?

9/4/09

Mô hình nào cho chiến lược marketing?

[Tư vấn Marketing]- Khi E. Jerome McCarthy (Đại học Harvard) viết cuốn sách Marketing cơ bản (Basic Marketing) vào năm 1960, có lẽ ông cũng không lường trước được mức độ ảnh hưởng của mô hình 4Ps mà ông giới thiệu dựa theo khái niệm marketing mix.

4Ps - Bộ khung cơ bản

Nguyên văn 4Ps lúc đó được hiểu như sau:

• Product: Sản phẩm được định hình từ những nhu cầu căn bản của người tiêu dùng.
• Price: Quyết định về giá sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất, điều hành từ chính bản thân công ty và vị thế của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
• Place: Cách thức phân phối sản phẩm.
• Promotion: Các loại hình quảng bá sản phẩm.

Làm thế nào viết blog công ty?

[Tư vấn Marketing]  LTS: Blog công ty có thể là lựa chọn thích hợp vào thời kỳ này nếu các doanh nghiệp cần một công cụ tiếp thị hiệu quả và ít tốn tiền. TBKTSG giới thiệu bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm blog công ty của ông Tim Russell, nguyên giám đốc tiếp thị của một khách sạn bốn sao tại TPHCM, hiện là Giám đốc tiếp thị của Công ty cung cấp dịch vụ du lịch Come&Go Vietnam.

Trong khi blog xuất hiện khởi thủy như một dạng “báo chí cá nhân” trực tuyến, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Đến nay chẳng còn lạ gì chuyện một công ty có riêng trang blog cho mình. Các công ty như Boeing, GM, IBM và Google là những bloggers (người viết blog) tích cực, mỗi tháng thu hút hàng triệu lượt truy cập.

Giữ vững tinh thần và gieo kỳ vọng

Học marketing - Muốn đưa được doanh nghiệp của mình qua khỏi cơn bão khủng hoảng hiện nay, các nhà quản lý doanh nghiệp cần giữ được niềm tin cho mình và vực dậy tinh thần nhân viên.

Làm ăn khi kinh tế phát triển ổn định, hàng ngày các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp đã phải đối đầu với áp lực đào thải của quy luật cạnh tranh. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, áp lực đó càng nặng nề hơn bao giờ hết. Vì thế, chẳng có gì lạ khi không ít doanh nhân trong nước đang cảm thấy mất phương hướng khi họ phải chứng kiến những thay đổi, thậm chí sụp đổ, trong kinh doanh quá nhanh trong một thời gian quá ngắn.

Để ý tưởng của bạn được đồng nghiệp đón nhận

Học Marketing - Bạn đang trong một cuộc họp thảo luận về dự án mới. Sau nhiều ý tưởng được đưa ra mà chưa có kết quả, bạn cũng rụt rè nêu một ý tưởng nhưng không được ai để ý. Một đồng nghiệp khác đứng lên nói lại ý của bạn mà mọi người rất hưởng ứng.

Tại sao vậy? Theo nhà tư vấn tâm lý, giáo sư Sonia Herasymowych, một trong các lý do là cách mọi người thể hiện lối suy nghĩ của mình. Nếu muốn ý tưởng của bạn được mọi người đón nhận thì bạn không chỉ cần chọn thời điểm để nói mà còn cần biết trình bày làm sao để nhận được sự chú ý của mọi người.

Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về giá

[Tư vấn Marketing] Kết quả điều tra các hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM do SGTT thực hiện cho thấy, yếu tố giá cả được quan tâm ngày càng nhiều trong mua sắm các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Trong ba yếu tố chọn mua được người tiêu dùng quan tâm nhất là dễ mua, thương hiệu và giá cả thì giá là yếu tố có tỷ lệ tăng liên tục từ đầu tháng 3 đến nay.
Chi tiết>>

Quảng cáo trên internet - Giá thấp, hiệu quả không rõ

[Tư vấn Marketing] AC Nielsen đã công bố doanh số quảng cáo trên môi trường internet Việt Nam là 2,81 triệu USD, chỉ chiếm 0,5% doanh số quảng cáo của cả năm 2008. Ông Vũ Minh Trí, tổng giám đốc Yahoo Việt Nam nói: “Quảng cáo trên internet chưa mạnh trên toàn cầu chứ không riêng Việt Nam. Singapore, doanh số quảng cáo trên mạng năm 2008 cũng chỉ chiếm tỷ trọng 4 – 5%”.
Chi tiết>>

8/4/09

Kiếm 2 triệu đôla trong cơn khủng hoảng

Tài chính marketing - "Thị trường chứng khoán chao đảo, cổ phiếu rớt giá mạnh, khoản tiền đầu tư của tôi gần như mất trắng. Trở lại New York vào tháng 2/1959, tôi đã hoàn toàn bình phục sau cú sốc, tôi bắt đầu tư lại vào thị trường và đã kiếm được khoản tiền 2 triệu đôla ", Nicolas Darvas nhớ lại những ngày ở phố Wall.

Ông kể lại: "Tôi vẫn còn cảm nhận được những vết bầm tím nhưng cũng cảm thấy mạnh mẽ hơn và tự tin hơn sau những trải nghiệm không thành công. Tôi đã học được bài học cuối cùng của mình. Bây giờ tôi biết rằng tôi phải kiên định với phương pháp mà tôi đã tạo ra. Tôi đã học được rằng nếu tôi xa rời nó, thậm chí chỉ một lần, tôi sẽ gặp rắc rối. Toàn bộ cấu trúc tài chính của tôi ngay lập tức sẽ bị nguy hiểm. Nó có thể sụp đổ như một ngôi nhà làm từ những quân bài.

Trở thành lãnh đạo giỏi trong 26 tuần

Học marketing - Chúng ta đang sống trong thời đại mà hầu như mọi nhu cầu đều có thể được đáp ứng ngay tức thì. Muốn đọc một cuốn sách hay nghe một bản nhạc, bạn có thể tải từ Internet trong nháy mắt. Khi đói, bạn có thể gọi đồ ăn đến tận cửa. Nhưng trở thành nhà lãnh đạo giỏi thì sự tức thì này là không thể.

Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần loại bỏ tâm lý nóng vội vì đây là cả một quá trình diễn ra chậm rãi và từng bước một. Nếu bạn là người thiếu nhẫn nại, khao khát thành công trong phút chốc, thì chỉ với 26 tuần bạn có thể rèn mình trở thành nhà lãnh đạo tốt. Nên nhớ, bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba chỉ sau một đêm, nhưng bạn có thể tài giỏi hơn từng ngày. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn trong 2 tuần đầu tiên.

Lãnh đạo trong thời khủng hoảng

Học marketing - Vấn đề vĩ mô nhất trong kinh doanh là môi trường thay đổi còn công ty thì không. Nếu công ty không thích ứng kịp thời với thay đổi của môi trường kinh doanh, sẽ bị đối thủ lấn lướt, buộc sáp nhập hoặc ngừng kinh doanh.

Đây cũng là thực tế dành cho các nhân viên. Nếu nhân viên không thay đổi và thích nghi thì giá trị của họ trong công ty sẽ ngày càng bị lu mờ. Nếu giá trị của một nhân viên xuống thấp hơn tổng chi phí mà công ty bỏ ra cho anh ta thì cấp bậc nghề nghiệp của anh ta sẽ thay đổi.

7 lý do nên khởi nghiệp ngay bây giờ

Khởi nghiệp - Phần lớn các cuộc suy thoái trong lịch sử thường diễn ra trong vòng 10 tháng, sau đó là quá trình phục hồi và phát triển mạnh kéo dài 50 tháng. Nếu kinh tế thế giới tuân theo quy luật này, bây giờ là thời điểm vàng để các doanh nhân trẻ nhập cuộc.

Có 7 lý do giải thích tại sao bạn nên bắt đầu gia nhập thương trường ngay bây giờ.

1. Mọi thứ đang rẻ hơn trước rất nhiều

Chi phí đất đai, trang thiết bị cho tới mặt bằng thương mại, nhân công đang ở mức thấp, một điều kiện lý tưởng cho các thương vụ làm ăn. Gia nhập thị trường bất động sản cũng như thị trường tài chính lúc này cũng rất thích hợp bởi giá các loại tài sản đều giảm mạnh. Với lĩnh vực liên quan tới máy móc công nghiệp và xây dựng, đây cũng là thời điểm lý tưởng. Nhiều người đã phải chờ đợi hàng năm cho tới lúc giá cả thị trường về mức hợp lý để nhập cuộc và thời điểm đó đã tới.

7 đại xu hướng của năm 2010

Bieu doHọc marketing - Ảo tưởng, huyễn hoặc, ngây thơ - ấy là kết luận của những người đứng trước viễn cảnh tươi hồng được vẽ ra trên tinh thần lạc quan về một thế giới có xúc cảm và ý thức. Thế nhưng xác đáng, thực tế, sáng suốt - mới là cách đánh giá trúng nhất về những hiện tượng nổi bật của thời đại chúng ta đang sống.

Hai phản ứng trái ngược nhau nhưng không hẳn mâu thuẫn với nhau và hoàn toàn có thể nảy sinh một cách logic khi người ta đọc tác phẩm Megatrends: The Rise of Conscious Capitalism (7 đại xu hướng 2010). Cuốn Megatrends 2010 nêu bật 7 xu hướng lớn của đời sống xã hội, kinh tế và tinh thần đang đang hợp lưu thành một dòng chảy lớn, một luồng cải biến toàn diện và sâu sắc.

7/4/09

25 mục tiêu lâu dài cho quản lý

Học marketing - Câu hỏi đặt ra là: Điều gì trong cách quản lý của các tổ chức lớn gần đây đã làm tổn hại khả năng phát triển thịnh vượng của họ trong nhiều thập kỉ tới; và trong trường hợp đó, đâu là những thay đổi cơ bản về nguyên tắc, quá trình và hoạt động quản lý cần thiết? Chi tiết>>

Chiến lược Tiếp thị và chiến lược Thương hiệu

Thương Hiệu - Chiến lược tiếp thị (marketing strategy) là chiến lược được sử dụng để làm thế nào đưa hàng “bán ra thị trường” một cách tốt nhất. Xuất phát từ nguồn gốc của từ “market” nghĩa là “chợ” hay “thị trường”, chữ “marketing” trong trường hợp này có nghĩa là “làm thị trường” - bao gồm việc tạo ra hoặc thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường (của sản phẩm/thương hiệu) - đồng nghĩa với việc làm thế nào để hàng của mình được “bán ra thị trường” một cách tốt nhất. 

Chiến lược tiếp thị là con đường, là cách thức để “đưa” hàng ra thị trường và tiêu thụ một cách tốt nhất. 

Từ mục đích này, chiến lược tiếp thị thường được các công ty hoặc là tự xây dựng, hoặc thông qua các công ty tư vấn tiếp thị để xây dựng, dựa trên cơ sở của những mục tiêu ngắn hạn, thường là một năm, có khi ba hoặc năm năm. Mục tiêu của một chiến lược tiếp thị thường nhắm vào doanh số, tỷ suất lợi nhuận gộp, thị phần, độ phủ hàng hóa… 

Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, chiến lược tiếp thị thường được triển khai thông qua các chiến lược 4P (Product, Price, Place, Promotion) hoặc có thể nhiều “P” hơn (People, Process, Physical evidence…) 

Hoạch định chiến lược tiếp thị là một dạng hoạch định “theo chiều rộng”, “đánh” vào từng giai đoạn phát triển của thương hiệu (có thể cùng lúc nhiều thương hiệu) để mở rộng - như mở rộng kênh bán hàng, điểm bán hàng (place), thay đổi, cải tiến chất lượng, bao bì sản phẩm (product), điều chỉnh chính sách giá (price), thiết kế và triển khai các chương trình truyền thông (promotion). 

Chiến lược tiếp thị có trọng tâm là đem lại kết quả bán hàng tốt hơn, và tất nhiên cũng có tác dụng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, nhưng việc thương hiệu mạnh lên, về bản chất là một “hệ quả”, hơn là một mục tiêu chính yếu.

Trong khi đó, chiến lược thương hiệu (brand strategy) chỉ dành cho một thương hiệu duy nhất xuyên suốt từ ý tưởng, định vị, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn tên thương hiệu, logo, xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu…, sau đó mới là quá trình xây dựng cho thương hiệu ngày càng mạnh hơn. 

Chiến lược thương hiệu bao gồm nhiều giai đoạn, xuyên suốt theo “chiều dài lịch sử” của thương hiệu, từ lúc mới khai sinh cho đến lúc đã có tên tuổi - là một hoạch định “theo chiều sâu” lâu dài cho thương hiệu. Giai đoạn nào đã qua thì thôi, chưa qua thì tiếp tục xây dựng, phát triển. Tuy vậy, vẫn có lúc phải quay lại, xem xét lại giai đoạn đã qua (tái định vị, đổi logo, thay đổi nhận dạng thương hiệu…). 

Khác với chiến lược tiếp thị - có trọng tâm là thúc đẩy bán hàng, chiến lược thương hiệu có trọng tâm là xây dựng thương hiệu mạnh (tất nhiên, cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bán hàng)… Một chiến lược thương hiệu xuyên suốt thường bao gồm những hoạt động liên quan đến việc xây dựng thương hiệu mạnh. 

Đó là: ý tưởng sản phẩm và thương hiệu; định vị/tái định vị; phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu; hệ thống nhận dạng thương hiệu; độ nhận biết, độ nhận biết đầu tiên; tính cách thương hiệu; thuộc tính thương hiệu; hình ảnh thương hiệu; mức độ trung thành; chất lượng cảm nhận; thông điệp truyền thông… 

Chiến lược thương hiệu không chú trọng đến doanh số, thị phần, độ phủ trong giai đoạn ngắn hạn, mà chú trọng nhiều đến các yếu tố trên về lâu dài. 

Các công ty hàng đầu thế giới không chỉ chú trọng đến các chiến lược tiếp thị ngắn hạn theo chiều rộng để thúc đẩy bán hàng mà còn chú trọng đến chiến lược thương hiệu dài hạn theo chiều sâu để xây dựng thương hiệu mạnh, với mục tiêu là đem lại giá trị thương hiện - thường cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận ngắn hạn có được do kết quả bán hàng trước mắt.

Nguồn Vietnammarcom