[Tư Vấn Marketing] Trong 30 năm tới, thế giới sẽ chứng kiến quá trình tái cấu trúc dân số quan trọng: Tăng trưởng dân số trên 25% (tăng cao nhất giai đoạn 2015-2025), dân số già (tăng độ tuổi trung bình thêm 8 tuổi), mất cân bằng giới tính nam/nữ dẫn đến khả năng có hại cho nữ giới.
Sự gia tăng nạn di cư khu vực và liên lục địa làm gia tăng nguy cơ xung đột xuyên biên giới; làm suy thoái bản sắc cá nhân và tập thể; đặt vấn đề quy chế của người di cư trở nên gay gắt hơn. Những tiến triển trên sẽ trở thành cơ hội cho một số nước (lợi ích dân số), trở thành thách thức (kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh) mà các nước khác phải vượt qua, làm cho việc quản lý các vùng lãnh thổ (sức ép lên nguồn tài nguyên, đô thị hóa gia tăng, xu hướng lấn biển…). Những thách thức trên có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, nguy cơ đối đầu giữa các Nhà nước.
Dân số thế giới tăng, làm mất cân bằng giữa các khu vực:
Từ nay đến năm 2040, dân số thế giới sẽ tăng gần 29%, đạt 8,9 tỷ dân so với 7 tỷ ngày nay. Tốc độ tăng này sẽ gây mất cân bằng giữa các khu vực, phản ánh mức độ gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển (sẽ đạt 7,5 tỷ dân so với 5,6 tỷ dân hiện nay). Bức tranh tổng quan tăng trưởng dân số sẽ bao quát một khu vực rộng lớn trải dài từ châu Phi Nam Xahara đến bán đảo Arập, Ápganixtan, Pakixtan và Bắc Ấn Độ. Theo đó, khu vực Nam Xahara sẽ ghi nhận mức tăng dân số nhanh nhất (tăng 90% từ nay đến năm 2040) trong khi châu Á vẫn sẽ là khu vực đóng góp mức dân số bổ sung hàng đầu (hơn 1,1 tỷ người).
Châu Mỹ Latinh và Caribê sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hơn, đóng góp thêm 145 triệu dân. Ngược lại tại đa số các nước phát triển ghi nhận tỷ lệ sinh thấp, sẽ tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Tại châu Âu (gồm cả Nga) ghi nhận tỷ lệ sinh đạt 1,74 trẻ em/phụ nữ. Chỉ số này thấp hơn mức ngưỡng đổi mới dân số đề ra là 2,1 trẻ em/phụ nữ. Tuy nhiên xu hướng này phản ánh những bối cảnh khác nhau. Pháp và Anh vẫn tiếp tục hưởng mức tăng trưởng dân số năng động nhất. Mỹ vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng dân số tương đối nhờ tỷ lệ sinh cao và nguồn nhập cư quan trọng (1,5 triệu người nhập cư mới trong năm 2010 và sẽ đạt mức 2 triệu người nhập cư/năm trong 30 năm tới).
Ngày nay, 1/4 trẻ em trên thế giới sinh ra đều ở Nam Xahara châu Phi trong khi lục địa này chỉ chiếm 12% dân số thế giới. Từ nay đến 2050, dân số của tiểu lục địa này có thể tăng gấp đôi, đạt 2 tỷ dân. Sự hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp dân số, được bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 và kết thúc vào năm 2040, là thách thức chính cho sự ổn định và phát triển của lục địa này. Mức tăng trưởng dân số của châu Phi gắn liền với bối cảnh tỷ lệ sinh cao-khoảng 4,8 trẻ em/phụ nữ và cao nhất 7 trẻ em/phụ nữ tại dải Xahen (Sahel), trong khi tỷ lệ tử vong giảm, nhất là đối với trẻ em, nhờ vào những tiến bộ vệ sinh, thực phẩm và nhất là y tế (trong ngăn chặn các bệnh hiểm nghèo như bệnh sốt rét, AIDS - những căn bệnh chính gây tử vong tại châu Phi).
Tăng trưởng dân số tại châu Phi tăng cao trong bối cảnh dân số lịch sử thấp và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Xu hướng tăng dân số này là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế với điều kiện các xã hội liên quan có khả năng tận dụng nguồn vốn nhân lực và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông…) và giảm thiếu các cuộc xung đột liên quan (căng thẳng cộng đồng về các loại hình nông nghiệp/chăn nuôi, phân chia nguồn nước, môi trường sinh thái suy thoái…).
Tại một số nước mới nổi hay đang phát triển ghi nhận mức độ tăng trưởng kinh tế, việc cải thiện hệ thống y tế, xã hội đi kèm với ý thức về tỷ lệ sinh. Điều này có thể nhanh chóng làm giảm tỷ lệ sinh. Một tỷ lệ sinh tăng lên tại các nước phát triển, nhất là tại châu Âu, đồng nghĩa với chấm dứt ý thức sinh đẻ, nơi tăng trưởng dân số là cần thiết trước tỷ lệ dân số giảm.
Trong khi một nửa dân số của hành tinh sinh sống tại các nước có tỷ lệ sinh dưới 2,1 trẻ em/phụ nữ, tỷ lệ sinh tiếp tục có xu hướng giảm (2,45 trẻ em/phụ nữ giai đoạn 2010-2015 xuống còn 2,2 kể từ năm 2045) là nhân tố chính dẫn đến giảm mức độ tăng trưởng dân số tự nhiên của thế giới trong tương lai 2040 (tăng trưởng dân số không vượt quá 0,3% năm 2050). Hiện tượng chuyển tiếp dân số này không có lợi cho bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, ngay cả những khu vực ghi nhận mức tăng trưởng dân số cao. Ví dụ tại châu Á, tổng tỷ lệ sinh đã giảm 20% giai đoạn 1995-2005 và chắc chắn một số nước (Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, …) đã ở dưới ngưỡng cần đổi mới. Việc hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp dân số tại hầu hết các nước đang phát triển có thể sẽ tác động tích cực đến sự ổn định chính trị-xã hội nhờ từng bước giảm được tỷ lệ thanh niên đô thị không có việc làm. Đối với một số nước khác, xu hướng dân số già đáng bị chỉ trích do thiếu nguồn di cư bổ sung. Tại Nhật Bản, dân số có thể sẽ giảm 12%. Tại lục địa châu Âu, tổng tỷ lệ sinh có thể dưới ngưỡng đổi mới dân số. Tỷ lệ bổ sung từ nhập cư hầu như là không và dân số có thể giảm 12 triệu dân từ nay đến 2045.
Sự suy giảm dân số Nga
Nước Nga đang ghi nhận mức dân số giảm kể từ đầu những năm 1990. Nga đã giảm 5,8 triệu dân kể từ năm 1992 mặc dù nghi nhận mức độ nhập cư tích cực và hiện có khoảng 142,9 triệu dân. Các kết quả thống kê dân số thực hiện năm 2010 cho thấy dân số giảm 2,2 triệu dân trong 8 năm, tức 1,6% kể từ cuộc thống kê năm 2002. Dân số giảm đáng kể nhất tại các khu vực Viễn Đông và Xibêri cũng như miền Trung nước Nga. Xu hướng này sẽ gia tăng trong 30 năm tới do tỷ lệ sinh thấp, không có khả năng bổ sung cho tỷ lệ tử vong cao bởi những căn bệnh tim mạch, nạn nghiện rượu, ma túy, HIV, bệnh lao, tự tử… Nếu Nga có những kỹ thuật y tế tiên tiến thì lại thiếu nguồn nhân lực để duy trì hệ thống y tế hiện đại này.
Cuộc khủng hoảng dân số này tiếp tục là nguy cơ tiềm tàng đối với vẫn đề phát triển và y tế, nhất là dân số ngày một già đi. Độ tuổi trung bình sẽ đạt 44,9 vào năm 2040, xếp dân số Nga vào danh sách già nhất thế giới. Theo đánh giá, trong 10 năm tới, dân số hoạt động sẽ có thể giảm từ 7 đến 8 nghìn người. Việc giảm những người độ tuổi từ 18-35 cũng có tác động nhất định đối với lớp tuổi. Sau những chậm trễ trong việc đánh giá tầm quan trọng của vấn đề dân số, chính quyền Nga đã đề ra một kế hoạch quốc gia ưu tiên cho vấn đề này. Việc quản lý nhận lực, hệ thống hưu trí, giáo dục và y tế buộc có những cơ chế linh hoạt do trước đó có giá thành cao, gây thách thức lớn cho những năm sắp tới. Sức ép từ chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại có thể sẽ hạn chế khả năng cần tới các luồng di cư, công cụ hỗ trợ duy nhất cho phép bù lấp dân số suy giảm.
Năm 2040, nhân loại sống nhiều về phương Nam
Dân số đông lên từ các nước mới nổi và đang phát triển sẽ được khẳng định vào năm 2040. Châu Á và châu Phi tập trung 78% dân số thế giới (so với 75% hiện nay). Ngược lại, dân số các nước phát triển sẽ tiếp tục suy giảm (14,5% trong 30 năm tới so với 19% hiện nay). Cấu trúc sức mạnh dân số sẽ được thay đổi do sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng tự nhiên giữa các nước mới nổi và phát triển một phần cũng như riêng trong số các nước mới nổi phần khác. Trong tương lai 2040, Ấn Độ (1,65 tỷ dân) sẽ dẫn đầu về cường quốc dân số, sẽ vượt Trung Quốc (1,36 tỷ dân). Braxin và Nga sẽ ghi nhận những xu hướng khác nhau. Braxin sẽ có dân số tăng đạt 224 triệu người so với 195 triệu hiện nay. Nga sẽ đối mặt với một sự suy giảm dân số gia tăng, từ 143 triệu dân hiện nay giảm xuống chỉ còn 130 triệu dân. Về phần mình, Mỹ (383 triệu dân năm 2040 so với 315 triệu dân hiện nay) sẽ phải theo đuổi chính sách để trách kịch bản của châu Âu (537 triệu dân năm 2040 so với 541 triệu dân hiện nay).
Dân số già tác động tới tất cả các lục địa
Một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử, đó là loài người đang già đi. Do có cùng xu hướng kéo dài tuổi thọ và đẻ ít, độ tuổi trung bình sẽ ở mức 36,3 tuổi vào năm 2040 so với 29 hiện nay. Độ tuổi dân số già hơn 60 tuổi sẽ tăng từ 11% hiện nay lên 19% vào năm 2040. Tốc độ dân số cấp toàn cầu này do ý thức sinh đẻ và giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Hiện tượng này sẽ tác động tới toàn bộ các khu vực, song diễn ra nhanh hơn tại các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Trong khi đó, giai đoạn 2005-2040, số lượng những người độ tuổi thứ 4 (hơn 80 tuổi) đã tăng gấp đôi quy mô quốc tế và sẽ tăng gấp ba tại các nước đang phát triển, nơi dân số già đang trở thành một thách thức tại các nước thiếu hệ thống an sinh như Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc, nơi tỷ lệ dân số dân số hoạt động/dân số già có nguy cơ giảm từ 10 năm 1993 xuống 2 năm 2040 và có khả năng dân số sẽ “già trước khi trở nên giàu có”.
Với một độ tuổi trung bình từ 30 năm 1950 lên 40 ngày nay, các xã hội châu Âu đã ngay lập tức phải đối mặt với một dân số già đi nhanh chóng. Trong 30 năm tới, hiện tượng này có thể sẽ nhiều hơn và kéo dài hơn dự báo của 20 năm qua. Nếu tỷ lệ sinh thấp như hiện nay tiếp tục kéo dài, dẫn đến dân số tiếp tục giảm. Sự đảo ngược tháp tuổi về bản chất sẽ gây thâm hụt dân số gia tăng, tăng sức ép lên ngân sách công và thay đổi những thói quen kinh tế (ít chấp nhận rủi ro, tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực an sinh…).
Xã hội Mỹ sẽ ghi nhận xu hướng như trên, song không rõ nét bằng châu Âu: phần lớn dân số trên 65 tuổi sẽ đạt khoảng 21% vào năm 2040 (13% năm 2010) và tỷ lệ sống phụ thuộc tăng gần 70%. Tại các nước phát triển, xu hướng dân số già kéo dài không ngừng đè nặng lên hệ thống hưu trí, an sinh, y tế…, kéo theo sự gia tăng chi phí công song cũng làm gia tăng căng thẳng giữa các thế hệ. Dân số phụ thuộc sẽ ngày càng là một cản trở đối với dân số hoạt động. Những chế độ hưu chí sẽ không còn được đảm bảo nữa khi tỷ lệ thất nghiệp tấn công tầng lớp thanh niên. Dân số già có thể là nguồn gốc gây ra những căng thẳng trong nước, đôi khi đáng bị chỉ trích tại các nước tồn tại nhiều yếu tố bất công, tinh thần đoàn kết liên thế hệ dễ vỡ. Cần có những cải cách chính trị, kinh tế và xã hội quy mô lớn để bảo đảm sự gắn kết xã hội lên trên sự năng động kinh tế. Thách thức này có thể kìm hãm sự phát triển của một số nước mới nổi, nhất là Trung Quốc, nước có nguy cơ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dưới 6% vào năm 2040.
Mất cân bằng nam, nữ
Trong một hệ thống bình đẳng hoàn hảo giữa nam và nữ, nhất là trong tiếp cận y tế, những năm qua chứng kiến số lượng nữ giới giảm trong dân số thế giới khoảng 100 triệu người, đặc biệt tại một số nước châu Á (Trung Quốc, Pakixtan, Ấn Độ, Bănglađét, Hàn Quốc, Đài Loan) và vùng Cápcadơ (Grudia, Ácmênia, Adécbaigian). Châu Á là lục địa duy nhất có lượng nam giới đông (51%) do các vụ phá thai có chủ đích nhằm lựa chọn giới tính và tỷ lệ nữ chết cao do thiếu chăm sóc y tế và chết non. Sự tăng dân số bất thường này sẽ từng bước suy giảm vào năm 2040; tuy nhiên gây không ít hậu quả cho xã hội, nhất là với số dân ở lứa tuổi trưởng thành. Tại Trung Quốc, nơi chính sách một con duy nhất dẫn đến người dân lựa chọn đẻ con trai, có gần 40 triệu nam giới sẽ không kiếm được bạn đời trong giai đoạn 2030. Tình trạng này có thể gây ra các hiện tượng tội phạm như bán, bắt cóc vợ, rộng hơn nữa có nguy cơ làm bất ổn xã hội. Ngoài ra, vấn đề cân bằng giới tính (quyền tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế, quy chế xã hội, nghề nghiệp…) sẽ là một thách thức cấu trúc trong những thập kỷ tới, nhất là tại các nước đang phát triển, nơi thiếu vắng những tiến bộ trong cải thiện điều kiện cho phụ nữ. Đây cũng sẽ có thể là một sự kìm hãm phát triển và tái thiết cho các các nước đang phát triển và phát triển.
Lê Chân (Theo tạp chí "Chân trời chiến lược)
Theo TamNhin